Nhan Vo - Academia.edu (original) (raw)
Thesis Chapters by Nhan Vo
Many of us have likely come across information about the auspicious signs of early Buddhism. Seve... more Many of us have likely come across information about the auspicious signs of early Buddhism. Several articles have been written in different languages on this topic. However, very few authors have thoroughly investigated its historical origins in India. Furthermore, the significant references to the origins of these signs are not entirely accurate. Most opinions accept that all Buddhist auspicious signs are adopted from earlier religions. This is just an over-judgment without the support of precise and effective evidence. This article aims to provide details from scriptural or archaeological investigations into the origins and symbols of these signs. Additionally, it aims to explore Tibetan Buddhist beliefs regarding the meaning and application of these signs.
Nhan Vo, 2019
The Translation of Buddhist Scripture from Tibetan (TTS) is very meaningful and challenging task... more The Translation of Buddhist Scripture from Tibetan (TTS) is very meaningful and challenging tasks. Currently, in some languages such as English, Chinese, German,... and even in the recovered effort in Sanskrit are already started in many decades. However, until now, with such huge works, we haven’t found any deployment of new computer technology knowledge such as applying AI, or applying the new integrating engines can work with people. Those engines are capable of self-improving, or dynamically learning and very suitable to operate in the very large scale data area. (Specifically, in Vietnamese, very limited Tibetan scriptures were directly translated from Tibetan).
Generally, the modern Buddhist translations follow no standardized method and no unique terminology system. They are mostly depending on the knowledge / experiences / skills of the translators / separated groups of translators. Today such TTS endeavors deploy only some computer aid tools but still not exert the strengths the modern computer science.
Based on the historical review, the process for translating the whole Buddha’s teachings and their commentaries took unimaginable large amount of time. Also, many lessons can be learned from the history of the Buddhist Scripture Translation from Sanskrit (BST).
Our proposal represents a sketch for development and deployment dynamically the “Intelligent Buddhist translating tool” (IBT), which helps to optimize the effort of TTS into English, Vietnamese and the other Languages (EOL) . The IBT can be trained to work with human for speeding up the translation process. For instant, IBT engine can translate accurately all simple sentences in no time. And in the most scenarios, it can learn to update the new sentence structures and to avoid from the future mistakes in translating the complicated sentences.
Papers by Nhan Vo
Nhan Vo, 2022
The Tetralemma method of presentation of an argument was taught by Buddha and advanced further de... more The Tetralemma method of presentation of an argument was taught by Buddha and advanced further details by Nāgārjuna and many other Mahāyāna philosophers. The presentation of tetralemma with four clauses "seems more than necessary" for a full logical negation. There were multiple ideas to try to explain this circumstance from many perspectives. This article presents a simple way to clarify the view of Logical, skillful, and compassionate to all kinds of belief ideology that exits in the lifetime of Buddha, Nāgārjuna, and some period later as well. These may be the proper reason for tetralemma to be deployed within Mahāyāna schools specifically Prāsaṅgika. This article was originally written in Vietnamese and titled "Syllogism and Tetralemma of Buddhism". It has been extracted and revised into English to purposely explain the tetralemma presentation that is fit to the two main general factors of Mahāyāna idealism: Compassion and Wisdom. Also, it is to clarify that tetralemma is NOT the first invention of Nāgārjuna but the Buddha may be the first person who used it in his teachings.
Books by Nhan Vo
This work is authored by Ven. Tue Sy (1943-2023) and Nhan Quang Vo. Ven. Venerable Tue Sy is the ... more This work is authored by Ven. Tue Sy (1943-2023) and Nhan Quang Vo. Ven. Venerable Tue Sy is the highest-ranking scholar and a contemporary Buddhist monk.
The work was prepared in collaboration with Nhan Vo. The content of Mahāvyutpatti has been translated and is available in 4 languages.
1. Orginal scripting Tibetan-Sankrit terms
2. Original Tibetan translation
3. Vietnamese Translation
4. Suggested Chinese accodring terms
5. Suggested Sanskrit terms.
Following is the Vietnamese deceription:
Đây là Tập Sách cuối cùng mà Thầy Tăng Thống Tuệ Sỹ đã tiến hành trong vài năm cuối của cuộc đời cùng với học trò Làng Đậu. Do quỹ thì giờ đã hết, cuối năm 2021, Thầy giao toàn quyền lại bộ sách đang soạn thảo cho học trò tiếp tục hoàn tất.
Nay sách đã soạn, được email đến các Pháp hữu, cũng như kính mong quý Ban Biên Tập chuyển đăng phổ biến rộng rãi như là món quà của Thầy Tuệ Sỹ (và của Làng Đậu) dành cho tất cả những ai đang muốn học hay muốn có thêm một tài liệu tham khảo về các thuật ngữ Phật học Phạn-Tạng-Việt-Hoa. Đây cũng là dịp dâng lên Thầy kỷ niệm dịp lễ Tiểu Tường của Thầy.
Một số đề án khác, khoảng 2018-2019, khi xin Thầy hỗ trợ thì Thầy Tuệ Sỹ dù rất muốn giúp vẫn đã từ chối; Thầy chỉ viết gọn: "Rất tiếc tôi không sống thêm được vài chục năm nữa"! Dù sao đây là đề án quan trọng liên quan đến các thuật ngữ Phạn-Tạng-Việt-Hoa mà Thầy đã làm được hơn 2/3.
(Trích phần 'Duyên Ngộ' của sách Đại Danh Nghĩa Tập):
Khoảng chiều mồng 6 Tết năm 2017, học sinh Làng Đậu (LĐ) được diện kiến thầy Tuệ Sỹ lần đầu tiên[1]. Ngay sau lễ bái, Thầy đã hướng dẫn liên tục khoảng vài giờ về nhiều chủ đề khác nhau, bao gồm hầu hết những điều mà LĐ định trình lên. Trong đó, Thầy có nhắc đến một ý quan trọng: Tiêu chuẩn hóa thuật ngữ Phật học cho giới trẻ Việt Nam[2]. Vì biết LĐ đang thọ giáo Phật học Tây Tạng, Thầy đề cập về tác phẩm Đại Danh Nghĩa Tập (ĐDNT) vốn là tập sách lịch sử chứa đựng nền tảng cốt lõi của mọi thuật ngữ Phật học Tây Tạng. Duyên khởi của tập sách là vào thời điểm này.
Sau đó, LĐ thọ nhận nhiều trao đổi và khuyến dạy từ thầy. Những công việc chuẩn bị về phía đệ tử bắt đầu từ đó.
...
...
Tháng 11/2021: Thầy gửi ra ĐDNT trong đó đã hoàn tất khoảng 2/3 điều chỉnh nghĩa Việt ngữ và nói đến các không trùng khớp của phần Phạn ngữ từ bản dịch Nhật ngữ (phiên bản Beta). Có lẽ Thầy đã định trước sự việc ….
Một thời gian ngắn sau đó (27/02/2022), Thầy viết một lá thư đau buồn nhất mà người học trò phải tiếp nhận: Thời gian của tôi không còn nhiều, có thể góp nhặt từng ngày từng tháng để hoàn tất nhưng gì cần hoàn tất, tuy không thể nói đầy đủ. vì vậy, tôi quên đi nhưng phiền toái của người đời để làm những việc cần làm. Thật tiếc, không thể giúp anh [để tiếp tục] hoàn tất mahāvyutpatti.
* Việc của mấy năm sau, để tiếp nối việc Thầy giao lại, là các nỗ lực: áp dụng AI (công nghệ Trí tuệ nhân tạo), tiến trình xử lý máy tính dùng hai ngôn ngữ lập trình C# và Python, so sánh điều chỉnh các cách viết tìm thấy từ các phiên bản ĐDNT khác, bổ sung các khiếm khuyết khác nhau, dùng các từ điển Tạng ngữ để chỉnh sửa các thuật ngữ chép ra từ Chánh văn (các loại lỗi do sự sao chép hay tái bản mà có) cũng như là bổ sung các nghĩa Việt ngữ, mà Thầy không kịp hoàn tất.
* Nay, phần trình bày Chánh văn đã xong. Các dạng Vựng tập về sau sẽ tùy duyên theo ý nguyện của Thầy, khi có sự hỗ trợ từ các chuyên gia Phạn ngữ sẽ hoàn thiện và phát hành.
(Trích phần 'Lich Sử' của sách Đại Danh Nghĩa Tập): -- Bản dịch Đại Danh Nghĩa Tập này dựa trên chánh văn của Đại Tạng Luận Derge, trong đó quan trọng nhất là Đại Tạng Luận Adarsha Derge Tengyur Vol.204-1b – 131a. --
Mahāvyutpatti (Devanagari: महाव्युत्पत्ति, Tibetan: བྱེ་བྲག་ཏུ་རྟོགས་པར་བྱེད་པ་ཆེན་པོ་ Đại Danh Nghĩa Tập)[1] có tên nguyên thủy là Vyutpatti (Danh nghĩa Tập), theo nghĩa Phạn ngữ là Đại Thuật Ngữ Học (hay Đại Từ Nguyên Học). Tuy nhiên, tựa sách có lẽ cần phải được bổ xung ý theo nghĩa Tạng ngữ vì nó được tạo ra bởi nhiều học giả và dịch giả Tây Tạng và Ấn-độ hợp sức để trước tác. Theo nghĩa Tạng văn thì tên tựa sách có thể dịch thành Đại Giải Ngộ Tường Tế, nghĩa đen là sự thấu hiểu chi tiết và cụ thể vỹ đại. Có thể bộ sách này đã có mặt từ thời Pháp vương Tri-Song-Detsen (ཁྲི་སྲོང་ལྡེའུ་བཙན་, 742 – c.815). Tuy vậy, nhiều nhà nghiên cứu cho là nó thật sự hình thành bởi vua Trit-Suk-Detsen (Tib. ཁྲི་གཙུག་ལྡེ་བཙན་ 806–838). Bộ sách này bao gồm khoảng hơn 9500 thuật ngữ được phân ra trong khoảng 277 chủ đề. Sách được tạo thành dưới sự giám sát và hướng dẫn của nhiều học giả Ấn; và sau khi hoàn tất, tất cả mọi thay đổi chuẩn mực của bản dịch đều bị cấm[2]. Có nhiều lý do để giải thích việc cấm đoán này. Nếu là người hiểu biết Duyên khởi đủ sâu (như trường hợp các vị vua Tạng vốn là các học giả Phật giáo chủ động phát hành bộ sách) và cũng chính là người muốn phát huy, bảo đảm Chánh Pháp được lưu truyền một cách hiệu quả đúng đắn, lâu dài và không bị hủy hoại thì:
1. Việc dịch thuật phải được chính xác, quy chuẩn theo mọi ý nghĩa của nó (bao gồm cả hiển nghĩa và mật nghĩa). Việc giữ trọn từ nguyên sẽ giúp tránh khỏi các địa phương nghĩa, các nghĩa khác, như là các tợ nghĩa du nhập từ Hán ngữ hay từ các ngoại đạo đương thời, và chỉ thu vén đúng trong ý chỉ của kinh điển vốn được xác định qua các thuật ngữ dùng trong tập sách.
2. Sự thống nhất trong thuật ngữ chuyên môn để tránh mọi diễn dịch quá rộng hay quá hẹp nảy sinh bởi các diễn giải cá nhân về sau. Mỗi tâm ý có thể hiểu hay tri nhận một định danh khác nhau tùy vào hiểu biết (tri nghiệp), hoàn cảnh lịch sử (duyên nghiệp), trình độ chuyên môn và đạo pháp riêng.
3. Sự lưu giữ ý nghĩa, vốn được dùng để miêu tả chân lý, việc giữ đúng thuật ngữ nguyên thủy sẽ góp phần tránh được các biến động của ý nghĩa mỗi thuật ngữ, do cách dùng bị thay đổi trong văn phạm, chánh tả, ý nghĩa của ngôn ngữ và văn hóa Tây Tạng có thể bị thay đổi sau vài thế hệ.
4. Theo đó, sự cộng tác giữa các học giả và dịch giả Ấn và Tạng là then chốt và tất yếu cho công việc được thành tựu. Vì, sự kết hợp này giúp giảng giải và thấu hiểu ý nghĩa chuyên môn theo đúng tiếng mẹ đẻ về phía Phạn ngữ; mỗi thuật ngữ được hướng dẫn cụ thể, chi tiết chính xác; và cuối cùng được ban soạn thảo chọn lựa từ ngữ hay tạo ra thuật ngữ mới, phù hợp và chuẩn mực, để dùng trong chuyển dịch chánh pháp cho người Tây Tạng.
Danh mục từ vựng tiếng Tây Tạng tất yếu được tạo ra vào việc dịch sang tiếng Tây Tạng từ các công trình Phật học Phạn ngữ vốn chứa đựng các lời dạy chân lý cho việc tu học. Tác phẩm này được hoàn tất vào năm con Rồng 824, đó là Mahāvyutpatti[3]. Nó bao gồm một bảng chú giải các thuật ngữ nền tảng Phật học bằng tiếng Phạn, với phần tương ứng dịch hay chú giải tiếng Tây Tạng.
Vi khổ sách lớn và có hơn 600 trang nên buộc lòng chúng tôi phải nén sách lại ở dạng ZIP, kính mong quý BBT và quý Pháp hữu giải nén để có sách (trong zip file có kèm hai bức ảnh chụp của Thầy Tuệ Sỹ tại khu nhập hạ Bảo Lộc hè 2019)
Nhan Quang Vo
US Computer Scientist
Đà Nẵng, 2023
This is the second volume of the research book set "Nālandā: Tradition, the People, and the Teach... more This is the second volume of the research book set "Nālandā: Tradition, the People, and the Teachings." The below abstract is written in Vietnamese.
Trong Phần II, chúng tôi sẽ lần lượt trình bày tiểu sử, giai thoại (nếu có), và danh sách đầy đủ các công trình của những học giả lừng lẫy, vốn từng sinh hoạt hay giảng dạy tại Nālandā cũng như là các vị học giả về sau nhưng có hoạt động và sinh hoạt chứng tỏ xuất thân hay tu học theo truyền thống của học viện.
Riêng về đức Phật Thích-ca-mâu-ni, vốn là vị “sơ tổ” của mọi truyền thừa thì khó thể bỏ qua việc ghi khắc dấu chứng của Ngài trong biên khảo. Tuy nhiên, việc kể về cuộc đời hoạt động của Ngài đã được rất nhiều tài liệu nghiên cứu và trình bày. Cho nên, thay vào việc làm như thế, một số truyện kể có ý nghĩa về tiền thân của đức Phật cũng như là một số nội dung về cung cách ứng xử khéo phương tiện và hoàn mỹ của Ngài qua các kinh điển được tuyển lựa để trình bày.
Hầu hết các thông tin về các truyền nhân của Nālandā lấy từ các nguồn ghi chép trong các tài liệu lịch sử, chủ yếu từ các truyền thống Phật giáo Tây Tạng và thứ đến là từ Phật giáo Trung Hoa, một số ít hơn đến từ truyền thống Phật giáo Pali. Thông tin được kiểm chứng thêm từ các kinh luận trong Đại Tạng Kinh-Luận Adarsha Dergé. Tuy nhiên, khá nhiều thông tin về niên đại hay thời gian sống về các nhân vật, nói chung sẽ hiếm khi chính xác, đặc biệt là với những nhân vật sinh càng xa cách với thời hiện tại.
Trong phần 4, đặc biệt có các ghi nhận về cuộc đời của hai vị đại đệ tử Phật vốn có nhiều tình tiết gắn liền với thánh địa Nālandā. Dữ liệu về hai vị này được trích xuất từ luận án tiến sĩ của Thích Huyền Vi, từ sách của Nyanaponika, cũng như vài thông tin từ các trí giả hiện đại khác.
Song song với những điều trên, có nhiều tình tiết liên can đến đời sống hay hành xử của các nhân vật trong biên khảo, khả dĩ được kể lại với màu sắc dường như là huyền thoại. Dù sao, chúng tôi sẽ hết sức tôn trọng sự miêu tả của các sử gia hay tác giả Tạng, Hoa, hay Ấn-độ mà không bình luận thêm về các chi tiết như thế.
Nội dung của phần II cũng sẽ góp phần miêu tả bức tranh sống động về tầm mức của những vỹ nhân đã từng sống, hoạt động, giảng dạy, hay trước tác tại Nālandā. Trong lúc trình bày, thông qua diễn tiến của các sự kiện được kể lại từ các sử gia và các học giả, chúng tôi có để tâm chắt lọc những dữ kiện có liên can đến triết lý hay nhân sinh quan mà qua đó chúng ta có thể tìm hiểu sâu hơn về quan điểm hay trường phái mà các đại sư này theo đuổi.
Nhìn chung, khi viết xuống, chúng tôi gặp một hiện tượng thật sự không cân đối về lượng thông tin cho các hiền nhân khác nhau. Các vị càng nổi tiếng (như Long Thụ và Nhiên Đăng Cát Tường Trí chẳng hạn) thì càng có nhiều dữ liệu có tính phân hóa viết về họ, nên rất khó sắp xếp lọc lựa và loại trừ sai biệt. Do vậy, có thể sẽ có một ít thông tin khó kiểm nhận. Ngược lại, có nhiều vị mà chuyện kể về họ chỉ có vài dòng (như Đức Quang, Hữu Năng Quang chẳng hạn). Sự có mặt của thông tin theo thời gian cũng có nhiều khác biệt, các hiền giả càng gần với thời nay bao nhiêu, thì càng có nhiều dữ liệu về đời tư của các ngài ấy hơn bấy nhiêu.
Nói tổng lược, sự trình bày về các hiền nhân được chia làm hai nhóm.
Nhóm thứ nhất gồm các học giả Phật giáo được nêu trong Kệ Hướng Nguyện của Thánh Đức Dalai Lama lên 17 Đại Trí Giả của Truyền Thừa Nālandā.
Nhóm thứ hai sẽ là các hiền nhân khác thuộc truyền thống Nālandā cũng có ảnh hưởng lớn đến Đại thừa nói chung, Phật giáo Tây Tạng, và một phần Phật giáo Pāli.
Tản mạn trong mỗi phần viết về các hiền nhân, đôi khi sẽ có thêm một bài viết nhỏ bổ xung về hiền nhân đó.
Ngoài ra, trừ trường hợp các giáo thọ Nālandā mà hoạt động chính của họ là Giới Luật và kinh Bát-nhã, thì với các truyền nhân, nếu khả dĩ, chúng tôi sẽ cố gắng trích dẫn từ trước tác của họ một ý kệ tinh túy. Kệ này, được in nghiêng, có thể đáng để chúng ta lưu tâm học hỏi sâu hơn về tác giả hay ý nghĩa. Các câu kệ đó sẽ được ghi rõ nguồn chánh văn của lời dạy trong chú thích được như trích lừ tác phẩm nào trong Đại Tạng Luận (Tengyur).
Bên cạnh, các chi tiết được kể lại, nếu đủ duyên, các trích dẫn sẽ được truy lùng và ghi lại chánh văn từ các Đại Tạng Kinh-Luận mà chủ yếu là của Dergé (nguồn Tạng ngữ) và một ít từ CBETA (nguồn Hán ngữ).
Trong các ghi nhận sưu khảo, chúng tôi có dựa trên danh mục chính từ Tạng ngữ là: Dergé (tib. སྡེ་དགེ་བསྟན་འགྱུར) (Nyingma Dergé và Tōhoku). Sau đó, nếu là các danh mục khác như Nathang (tib. སྣར་ཐང་བསྟན་འགྱུར) (Otani), và Bắc Kinh (tib. པེ་ཅིན.བཀའ་བསྟན་དཀར་ཆག) (Peking). Ngoài ra, có các nguồn về Đại Tạng Kinh Hán Ngữ là A Catalogue of The Chinese Translation of The Buddhist Tripitaka (Nanjio), Mục Lục Đại Chánh Tân Tu (Minh Tiến) và Đại Tạng Kinh Hàn ngữ là Mục Lục Miêu Tả Phật Giáo Hàn Quốc (Lewis) cũng được tham chiếu thêm. Riêng về các tác phẩm hay các trích dẫn về Tsongkhapa sẽ lấy từ danh mục Sungbum (གསུང་འབུམ་). Danh sách các tác phẩm của đức Dalai Lama được lấy từ trang WEB của văn phòng đại diện của ngài.
Cuối cùng, trong phần II một số thông tin được khai thác bởi công nghệ Máy học (Machine Learning) và Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence). Tuy nhiên, do công nghệ hiện đại này vẫn chưa hoàn mỹ, các thông tin thu được đều được hiệu đính lại cho chính xác .
Do có rất nhiều dữ liệu cổ, đa dạng, và phức tạp, khó tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được các phê phán hay hỗ trợ từ các bậc trí giả và độc giả. Xin chân thành cảm tạ.
Mùa Thu năm 2022,
Làng Đậu Cung Kính
Hồng Đức, 2019
This is a large research document in Vietnamese about the historical Buddhist Nālandā University.... more This is a large research document in Vietnamese about the historical Buddhist Nālandā University. Currently, the second volume is done. This post is the -content of the 1st volume which uses multiple international sources mainly from Chinese, Tibetan, and Indian archeology evidence to depict the content.
The research honorably received the Introduction letter from His Holiness the Dalai Lama 14th and was edited by the most Vietnamese venerable scholar Tue Sy.
The following paragraph is Vietnamese details for volume 1.
Về Truyền thừa và Truyền nhân
Phần này nhằm giới thiệu tất cả các chi tiết dữ liệu đáng tin cậy, thu nhặt được về đại học Nālandā, cũng như là các học giả của trường, nơi đã để lại cho chúng ta một di sản kỳ vỹ và tuyệt hảo, về triết học Phật giáo nói riêng và triết học thế giới nói chung. Các chi tiết không chỉ gói gọn trong hình thái tổ chức, cách sinh hoạt truyền thống của Nālandā, mà
16
còn nhằm giúp độc giả thấy được một bức tranh đa chiều về học viện này, khảo luận cũng ghi lại các hình thái hay chi tiết hoạt động khác của Nālandā hay những liên can đến Nālandā. Nguồn tư liệu khảo cứu chính trong hai phần đầu này bao gồm:
Các ghi nhận chữ viết thu thập từ những học giả Trung Hoa đã được chuyển ra nhiều thứ tiếng, đặc biệt là từ hai đại sư Huyền Trang (chn. 玄奘) (602–664) với Đại Đường Tây Vực Ký (vt. Tây Vực Ký), và Nghĩa Tịnh0F 6 (chn. 義淨) (635-713) với Nam Hải Ký Nội Quy Pháp Truyện và Đại Đường Tây Vực Cầu Pháp Cao Tăng Truyện (vt. Cao Tăng Truyện). Ngoài ra còn có Đại Từ Ân Tự Tam Tạng Pháp Sư Truyện (vt. Huyền Trang Truyện) của Huệ Lập (chn. 慧立彦悰, eng. Hwui Li), một đệ tử tường thuật lại chuyến thỉnh kinh của thầy mình là Huyền Trang. Các tài liệu này chuyển tải những hình ảnh sống động và thực tế, về nếp sinh hoạt và vận hành của Nālandā, trong thời gian còn là một học viện danh tiếng. Tiếp đó là tác phẩm History of Buddhism in India (tib. རྒྱ་གར་ཆོས་འབྱུང) của Tāranātha1F7 (tib. ཀུན་དགའ་སིང་པོ་) (1575–1634), History of Buddhism in India and Tibet (tib.
6Xem chi tiết tiểu sử hai tác giả này trong phần II.
7Jetsün Tāranātha (tib. ཏཱ་ར་ནཱ་ཐ་) hay Kunga Nyingpo (tib. ཀུན་དགའ་སིང་པོ་) (1575-1634) là một thành tựu giả của giáo phái Jonang (tib. ཇོ་ནང་) Tây Tạng và là chú của đức Dalai Lama thứ 5. Ngài có viết nhiều đề tài về triết học và Mật tông. Tuy vậy, công trình nổi tiếng nhất của ngài trong thế giới Tây phương lại là tác phẩm Lịch sử Phật giáo Ấn-độ 1608.
17
བུ་སོན་ཆོས་འབྱུང་) của Bu-ston (tib. བུ་སོན་རིན་ཆེན་གྲུབ་)2F8, và Blue Annals (tib. དེབ་ཐེར་སོན་པོ་) của Gö Lotsawa (tib. འགོས་ལོ་ཙཱ་བ་གཞོན་ནུ་དཔལ)3F9,. Cả ba đều là sử gia chính thống Tây Tạng, đã ghi lại khá nhiều truyền thuyết và chi tiết liên quan đến Nālandā, và các truyền nhân. Ngoài ra công trình này còn có sự đóng góp của rất nhiều nghiên cứu lịch sử từ các học giả, dịch giả cận và hiện đại.
Các ghi nhận từ những học giả Phật học Tây Tạng vốn thừa kế trực tiếp các truyền giảng về tu tập, giáo pháp, và cả các hình thái sinh hoạt, cho thấy có một sự tiếp cận sâu xa với truyền thống Nālandā của Phật giáo Xứ Tuyết, đặc biệt là trong vài thế kỷ cuối của Nālandā.
Các ghi nhận khác bao gồm việc hoằng hóa của các đại sư Nālandā ra ngoài khuôn khổ Ấn-độ, cũng như các kinh văn được trích dịch hay phổ biến có phát gốc từ Nālandā. Đây cũng là một nguồn tư liệu quan trọng, qua đó các học giả hiện đại có thể đưa ra các suy đoán chính xác về trạng huống của Nālandā theo dòng lịch sử.
Các dữ liệu lịch sử, các khai quật khảo cổ, và di chỉ trực tiếp tại Ấn, không những cung cấp các bằng chứng niên đại về
8JButön Rinchen Drup (tib. བུ་སོན་རིན་ཆེན་གྲུབ་) (1290-1364), là trụ trì thứ 11 của đại tăng viện Shakya Shalu. Ông là một lãnh đạo tài năng và là một sử gia được kính trọng nhất ở Tây Tạng.
9Gö Lotsawa (tib. གཞོན་ནུ་དཔལ་) (1392-1481) ra đời tại lho kha 'phyongs rgyas (tib. ལོ་ཁ་འཕོངས་རྒྱས་) học trò của Kamapa thứ 5 và Tsongkhapa. Ông là thầy dạy của Karmapa thứ 6 và là trụ trì chùa Karmarñing. Ông trước tác Blue Annals.
18
Nālandā, mà còn cung cấp khối lượng hiểu biết thực tế về kiến trúc, nghệ thuật, tầm cỡ kiến trúc, qua đó có thể là chứng liệu “sống” cho các suy diễn về thực tại của Nālandā.
Nói riêng, trong lúc sưu khảo, chúng tôi còn tìm thấy có một ký sự khác của vị Tăng-già Hàn Quốc tên Hyecho (704–787) (tên phiên âm khác: Hye Ch’o, kor. 혜초, Prajñāvikram) là Ngũ Quốc Hành Hương Ký Sử. Ông đã đến được Magadha (Ma-kiệt-đà) sau Nghĩa Tịnh và Huyền Trang. Ghi chép bằng chữ Hán này mô tả về các xứ Phật giáo thời đó. Rất tiếc, khi tìm thấy di vật khảo cổ đó tại Đôn Hoàng (chn. 敦煌市) nay thuộc Cam Túc (chn. 甘肃), Trung Hoa, thì nó chỉ còn lại một phần không đầy đủ. Đặc biệt về Magadha, không để lại chi tiết quan trọng nào. Chỉ xin ghi nhận ra đây cho những ai có duyên phục hồi để bổ sung thông tin sau này.
Về các thông tin liên quan đến Việt Nam và Nālandā: Ngoài các phát hiện trước đây, về những tăng đồ người Việt tu học tại Ấn4F10, qua các ký sự và các nghiên cứu cận đại, chúng ta có thể thấy được con đường biển từ Trung Hoa, Hàn Quốc, hay Nhật Bản muốn đến Nālandā (và có khi ngay cả Ceylon tức Sri Lanka), thường sẽ ghé ngang bờ biển xứ Champa.
This is Volume III of the Vietnamese translation of the Work "Lamrim Chenmo" written by Tsongkhap... more This is Volume III of the Vietnamese translation of the Work "Lamrim Chenmo" written by Tsongkhapa with the commentary of Lama Sopa Rinpoche (1923 – August 28, 2014).
~~~~~~~~~~~~~~
Phiên Bản cập nhật: vol3.11.04 (01/12/2023)
Trong tập 3, tổ Tsongkhapa xoáy sâu vào hai Ba-la-mật-đa cao nhất đó là Định và Tuệ. Phần này được chính đức Dalai Lama nhận định trong bài giảng chuyên đề Định và Tuệ của Ngài về Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ là một trong những phần xuất sắc nhất từ trong các tác phẩm cùng loại, là vì tổ Tsongkhapa đã tích hợp và sắp xếp thứ tự kiến thức của các luận giải từ những luận sư kiệt xuất khác nhau thuộc dòng truyền thừa Nālandā để đưa ra và giải thích một giai trình tu tập rõ ràng, hoàn thiện, thậm thâm, hiệu quả và thấu đáo.1
Riêng trong lần hiệu chỉnh cho phiên bản 3.10.37 (2018), chúng tôi mạnh dạng dùng sâu rộng hơn các chú giải về tác phẩm này của ngài Rinpoche quá cố, Lhundub Sopa. Tựa đề Steps on the Path to Enlightenment: A Commentary on Tsongkhapa’s Lamrim Chenmo. Wisdom Publications. Vol. 4-5. Xuất bản cuối năm 2017.
This is Volume II of the Vietnamese translation of the Work "Lamrim Chenmo" written by Tsongkhapa... more This is Volume II of the Vietnamese translation of the Work "Lamrim Chenmo" written by Tsongkhapa with the commentary of Lama Sopa Rinpoche (1923 – August 28, 2014).
~~~~~~~~~~~~~~
Phiên Bản cập nhật: vol2.11.04 (01/12/2023) Bộ sách Lamrim Chenmo (tib. ལམ་རིམ་ཆེན་མོ །།།།) hay Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ (Tên Hán-Việt là Bồ-đề Đạo Thứ Đệ Đại Luận) được đạo sư Tsongkhapa Losangdrakpa (tib. རྗེ་ ཙོང་ཁ་པ་བློ་ བཟང་གྲགས་པ །།) hoàn tất và phát hành vào năm 1402 tại Tây Tạng và được xem là bộ giáo pháp liễu nghĩa1. Bộ sách này sau đó đã trở thành một trong những giáo pháp thực hành tối quan trọng của dòng truyền thừa Gelug, vốn là một trong bốn trường phái Phật giáo lớn nhất tại Tây Tạng đồng thời cũng là dòng truyền thừa mà đương kim Thánh đức Dalai Lama thứ 14 hiện đứng đầu. Nay thì chúng tôi vinh dự cho tái bản lần thứ 7 và đợt này được ấn tống đặc biệt để vinh danh nỗ lực phổ biến rộng rãi Phật pháp của nhà Hương Tích do ngài Thích Tuệ Sỹ chủ trương. So với những lần tái bản trước, lần này chúng tôi đã có tiến hành rà sát và có đưa vào chỉnh sửa của những sai sót hay các câu cú khó hiểu cũng như điều chỉnh các khiếm khuyết do bản dịch Anh ngữ tạo ra của tập 1 và 2. Đặc biệt chúng tôi có so sánh và lựa chọn ưu tiên theo cách dịch hay ý nghĩa giảng giải của ngài Lhundub Sopa Rinpoche trong tác phẩm Anh ngữ: Steps On the Path to Enlightenment: A Commentary on Tsongkhapa’s Lamrim Chenmo bao gồm 5 tập đã phát hành bởi NXB Wisdom.
This is Volume I of the Vietnamese translation of the Work "Lamrim Chenmo" written by Tsongkhapa ... more This is Volume I of the Vietnamese translation of the Work "Lamrim Chenmo" written by Tsongkhapa with the commentary of Lama Sopa Rinpoche (1923 – August 28, 2014).
~~~~~~~~~~~~~~
Phiên Bản cập nhật: vol1.11.08 (01/12/2023)
Bộ sách Lamrim Chenmo (tib. ལམ་རིམ་ཆེན་མོ །།།།) hay Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ (Tên Hán-Việt là Bồ-đề Đạo Thứ Đệ Đại Luận) được đạo sư Tsongkhapa Losangdrakpa (tib. རྗེ་ ཙོང་ཁ་པ་བློ་
བཟང་གྲགས་པ །།) hoàn tất và phát hành vào năm 1402 tại Tây Tạng và được xem là bộ giáo pháp liễu nghĩa1. Bộ sách này sau đó đã trở thành một trong những giáo pháp thực hành tối quan trọng của dòng truyền thừa Gelug, vốn là một trong bốn trường phái Phật giáo lớn nhất tại Tây Tạng đồng thời cũng là dòng truyền thừa mà đương kim Thánh đức Dalai Lama thứ 14 hiện đứng đầu.
Nay thì chúng tôi vinh dự cho tái bản lần thứ 7 và đợt này được ấn tống đặc biệt để vinh danh nỗ lực phổ biến rộng rãi Phật pháp của nhà Hương Tích do ngài Thích Tuệ Sỹ chủ trương.
So với những lần tái bản trước, lần này chúng tôi đã có tiến hành rà sát và có đưa vào chỉnh sửa của những sai sót hay các câu cú khó hiểu cũng như điều chỉnh các khiếm khuyết do bản dịch Anh ngữ tạo ra của tập 1 và 2. Đặc biệt chúng tôi có so sánh và lựa chọn ưu tiên theo cách dịch hay ý nghĩa giảng giải của ngài Lhundub Sopa Rinpoche trong tác phẩm Anh ngữ: Steps On the Path to Enlightenment: A Commentary on Tsongkhapa’s Lamrim Chenmo bao gồm 5 tập đã phát hành bởi NXB Wisdom.
This is a Vietnamese translation of the Tibetan root text of གྲུབ་མཐའ།། (Buddhism Tenet) written ... more This is a Vietnamese translation of the Tibetan root text of གྲུབ་མཐའ།། (Buddhism Tenet) written by Könchog Jigme Wangpo.
The following abstract text is in Vietnamese
Đây là bản dịch có chú giải chánh văn có chú giải của tác phẩm “གྲུབ་མཐའ།།” – Xác Lập Liễu Nghĩa của Könchog Jigme Wangpo (དཀོན་མཆོག་འཇིགས་མེད་དབང་པོ་, Bảo Vô Úy Năng) vốn là một bản luận thu gọn và viết lại vào năm 1733 từ một nguyên tác གྲུབ་པའི་མཐའི་རྣམ་པར་ བཞག་པ་གསལ་བར་བཤད་པ་ ཐུབ་བསྟན་ལྷུན་པའི་མཛེས་རྒྱན་ (Trang Nghiêm Phật Pháp Minh Giải Chi tiết Phân Định Xác Lập Liễu Nghĩa) của Jamyang Shyepa (འཇམ་དབྱངས་བཞད་པ་, Diệu Âm Vi Tiếu).
Bản dịch này lấy từ luận giải truyền khẩu của đạo sư Geshe Lhundup Sopa (1923–2014) một trong các vị giám khảo của đương kim Thánh đức Dalai Lama thứ 14 của kỳ sát hạch 1959 tại Lhasa trước khi Tây Tạng bị chiếm.
A Vietnamese translation “གྲུབ་མཐའ།།” (The Final Establishment Views of Buddhist philosophy ) boo... more A Vietnamese translation “གྲུབ་མཐའ།།” (The Final Establishment Views of Buddhist philosophy ) book by Könchog Jigme Wangpo (1728-1791).
This is a translation with commentary of the work “གྲུབ་མཐའ།།” – Establishing the Meaning - by Könchog Jigme Wangpo (དཀོན་མཆོག་འཇིགས་མེད་དབང་པོ་, Bao Wuwei Nang) was originally a condensed treatise and rewritten in 1733 from an original work གྲུབ་པའི་མཐའི ་རྣབྷ ་པའི་མཛེས་རྒྱན་ by Jamyang Shyepa (འཇམ ་དབྱངས་བཞད་པ་).
The full name of this work is གྲུབ་པའི་མཐའི་རྣམ་པར་བཞག་པ་རིན་པོ་ཆེའི ་ཕྲེང་བ་. This work has become the basic literary textbook of major Buddhist Institutes such as Go-mang (སྒོ་མང་), Drepung (འབྲས་སྤུངས་), Tra-shi-kyil (བཀྲ་ཤིས་འཁ ྱིལ ་). After 1959, the book became the foundation for philosophy training, teaching about the fundamental philosophical positions of ancient Indian philosophical schools, which delves into the core of the Doctrine of ultimate Establishment.
Many of us have likely come across information about the auspicious signs of early Buddhism. Seve... more Many of us have likely come across information about the auspicious signs of early Buddhism. Several articles have been written in different languages on this topic. However, very few authors have thoroughly investigated its historical origins in India. Furthermore, the significant references to the origins of these signs are not entirely accurate. Most opinions accept that all Buddhist auspicious signs are adopted from earlier religions. This is just an over-judgment without the support of precise and effective evidence. This article aims to provide details from scriptural or archaeological investigations into the origins and symbols of these signs. Additionally, it aims to explore Tibetan Buddhist beliefs regarding the meaning and application of these signs.
Nhan Vo, 2019
The Translation of Buddhist Scripture from Tibetan (TTS) is very meaningful and challenging task... more The Translation of Buddhist Scripture from Tibetan (TTS) is very meaningful and challenging tasks. Currently, in some languages such as English, Chinese, German,... and even in the recovered effort in Sanskrit are already started in many decades. However, until now, with such huge works, we haven’t found any deployment of new computer technology knowledge such as applying AI, or applying the new integrating engines can work with people. Those engines are capable of self-improving, or dynamically learning and very suitable to operate in the very large scale data area. (Specifically, in Vietnamese, very limited Tibetan scriptures were directly translated from Tibetan).
Generally, the modern Buddhist translations follow no standardized method and no unique terminology system. They are mostly depending on the knowledge / experiences / skills of the translators / separated groups of translators. Today such TTS endeavors deploy only some computer aid tools but still not exert the strengths the modern computer science.
Based on the historical review, the process for translating the whole Buddha’s teachings and their commentaries took unimaginable large amount of time. Also, many lessons can be learned from the history of the Buddhist Scripture Translation from Sanskrit (BST).
Our proposal represents a sketch for development and deployment dynamically the “Intelligent Buddhist translating tool” (IBT), which helps to optimize the effort of TTS into English, Vietnamese and the other Languages (EOL) . The IBT can be trained to work with human for speeding up the translation process. For instant, IBT engine can translate accurately all simple sentences in no time. And in the most scenarios, it can learn to update the new sentence structures and to avoid from the future mistakes in translating the complicated sentences.
Nhan Vo, 2022
The Tetralemma method of presentation of an argument was taught by Buddha and advanced further de... more The Tetralemma method of presentation of an argument was taught by Buddha and advanced further details by Nāgārjuna and many other Mahāyāna philosophers. The presentation of tetralemma with four clauses "seems more than necessary" for a full logical negation. There were multiple ideas to try to explain this circumstance from many perspectives. This article presents a simple way to clarify the view of Logical, skillful, and compassionate to all kinds of belief ideology that exits in the lifetime of Buddha, Nāgārjuna, and some period later as well. These may be the proper reason for tetralemma to be deployed within Mahāyāna schools specifically Prāsaṅgika. This article was originally written in Vietnamese and titled "Syllogism and Tetralemma of Buddhism". It has been extracted and revised into English to purposely explain the tetralemma presentation that is fit to the two main general factors of Mahāyāna idealism: Compassion and Wisdom. Also, it is to clarify that tetralemma is NOT the first invention of Nāgārjuna but the Buddha may be the first person who used it in his teachings.
This work is authored by Ven. Tue Sy (1943-2023) and Nhan Quang Vo. Ven. Venerable Tue Sy is the ... more This work is authored by Ven. Tue Sy (1943-2023) and Nhan Quang Vo. Ven. Venerable Tue Sy is the highest-ranking scholar and a contemporary Buddhist monk.
The work was prepared in collaboration with Nhan Vo. The content of Mahāvyutpatti has been translated and is available in 4 languages.
1. Orginal scripting Tibetan-Sankrit terms
2. Original Tibetan translation
3. Vietnamese Translation
4. Suggested Chinese accodring terms
5. Suggested Sanskrit terms.
Following is the Vietnamese deceription:
Đây là Tập Sách cuối cùng mà Thầy Tăng Thống Tuệ Sỹ đã tiến hành trong vài năm cuối của cuộc đời cùng với học trò Làng Đậu. Do quỹ thì giờ đã hết, cuối năm 2021, Thầy giao toàn quyền lại bộ sách đang soạn thảo cho học trò tiếp tục hoàn tất.
Nay sách đã soạn, được email đến các Pháp hữu, cũng như kính mong quý Ban Biên Tập chuyển đăng phổ biến rộng rãi như là món quà của Thầy Tuệ Sỹ (và của Làng Đậu) dành cho tất cả những ai đang muốn học hay muốn có thêm một tài liệu tham khảo về các thuật ngữ Phật học Phạn-Tạng-Việt-Hoa. Đây cũng là dịp dâng lên Thầy kỷ niệm dịp lễ Tiểu Tường của Thầy.
Một số đề án khác, khoảng 2018-2019, khi xin Thầy hỗ trợ thì Thầy Tuệ Sỹ dù rất muốn giúp vẫn đã từ chối; Thầy chỉ viết gọn: "Rất tiếc tôi không sống thêm được vài chục năm nữa"! Dù sao đây là đề án quan trọng liên quan đến các thuật ngữ Phạn-Tạng-Việt-Hoa mà Thầy đã làm được hơn 2/3.
(Trích phần 'Duyên Ngộ' của sách Đại Danh Nghĩa Tập):
Khoảng chiều mồng 6 Tết năm 2017, học sinh Làng Đậu (LĐ) được diện kiến thầy Tuệ Sỹ lần đầu tiên[1]. Ngay sau lễ bái, Thầy đã hướng dẫn liên tục khoảng vài giờ về nhiều chủ đề khác nhau, bao gồm hầu hết những điều mà LĐ định trình lên. Trong đó, Thầy có nhắc đến một ý quan trọng: Tiêu chuẩn hóa thuật ngữ Phật học cho giới trẻ Việt Nam[2]. Vì biết LĐ đang thọ giáo Phật học Tây Tạng, Thầy đề cập về tác phẩm Đại Danh Nghĩa Tập (ĐDNT) vốn là tập sách lịch sử chứa đựng nền tảng cốt lõi của mọi thuật ngữ Phật học Tây Tạng. Duyên khởi của tập sách là vào thời điểm này.
Sau đó, LĐ thọ nhận nhiều trao đổi và khuyến dạy từ thầy. Những công việc chuẩn bị về phía đệ tử bắt đầu từ đó.
...
...
Tháng 11/2021: Thầy gửi ra ĐDNT trong đó đã hoàn tất khoảng 2/3 điều chỉnh nghĩa Việt ngữ và nói đến các không trùng khớp của phần Phạn ngữ từ bản dịch Nhật ngữ (phiên bản Beta). Có lẽ Thầy đã định trước sự việc ….
Một thời gian ngắn sau đó (27/02/2022), Thầy viết một lá thư đau buồn nhất mà người học trò phải tiếp nhận: Thời gian của tôi không còn nhiều, có thể góp nhặt từng ngày từng tháng để hoàn tất nhưng gì cần hoàn tất, tuy không thể nói đầy đủ. vì vậy, tôi quên đi nhưng phiền toái của người đời để làm những việc cần làm. Thật tiếc, không thể giúp anh [để tiếp tục] hoàn tất mahāvyutpatti.
* Việc của mấy năm sau, để tiếp nối việc Thầy giao lại, là các nỗ lực: áp dụng AI (công nghệ Trí tuệ nhân tạo), tiến trình xử lý máy tính dùng hai ngôn ngữ lập trình C# và Python, so sánh điều chỉnh các cách viết tìm thấy từ các phiên bản ĐDNT khác, bổ sung các khiếm khuyết khác nhau, dùng các từ điển Tạng ngữ để chỉnh sửa các thuật ngữ chép ra từ Chánh văn (các loại lỗi do sự sao chép hay tái bản mà có) cũng như là bổ sung các nghĩa Việt ngữ, mà Thầy không kịp hoàn tất.
* Nay, phần trình bày Chánh văn đã xong. Các dạng Vựng tập về sau sẽ tùy duyên theo ý nguyện của Thầy, khi có sự hỗ trợ từ các chuyên gia Phạn ngữ sẽ hoàn thiện và phát hành.
(Trích phần 'Lich Sử' của sách Đại Danh Nghĩa Tập): -- Bản dịch Đại Danh Nghĩa Tập này dựa trên chánh văn của Đại Tạng Luận Derge, trong đó quan trọng nhất là Đại Tạng Luận Adarsha Derge Tengyur Vol.204-1b – 131a. --
Mahāvyutpatti (Devanagari: महाव्युत्पत्ति, Tibetan: བྱེ་བྲག་ཏུ་རྟོགས་པར་བྱེད་པ་ཆེན་པོ་ Đại Danh Nghĩa Tập)[1] có tên nguyên thủy là Vyutpatti (Danh nghĩa Tập), theo nghĩa Phạn ngữ là Đại Thuật Ngữ Học (hay Đại Từ Nguyên Học). Tuy nhiên, tựa sách có lẽ cần phải được bổ xung ý theo nghĩa Tạng ngữ vì nó được tạo ra bởi nhiều học giả và dịch giả Tây Tạng và Ấn-độ hợp sức để trước tác. Theo nghĩa Tạng văn thì tên tựa sách có thể dịch thành Đại Giải Ngộ Tường Tế, nghĩa đen là sự thấu hiểu chi tiết và cụ thể vỹ đại. Có thể bộ sách này đã có mặt từ thời Pháp vương Tri-Song-Detsen (ཁྲི་སྲོང་ལྡེའུ་བཙན་, 742 – c.815). Tuy vậy, nhiều nhà nghiên cứu cho là nó thật sự hình thành bởi vua Trit-Suk-Detsen (Tib. ཁྲི་གཙུག་ལྡེ་བཙན་ 806–838). Bộ sách này bao gồm khoảng hơn 9500 thuật ngữ được phân ra trong khoảng 277 chủ đề. Sách được tạo thành dưới sự giám sát và hướng dẫn của nhiều học giả Ấn; và sau khi hoàn tất, tất cả mọi thay đổi chuẩn mực của bản dịch đều bị cấm[2]. Có nhiều lý do để giải thích việc cấm đoán này. Nếu là người hiểu biết Duyên khởi đủ sâu (như trường hợp các vị vua Tạng vốn là các học giả Phật giáo chủ động phát hành bộ sách) và cũng chính là người muốn phát huy, bảo đảm Chánh Pháp được lưu truyền một cách hiệu quả đúng đắn, lâu dài và không bị hủy hoại thì:
1. Việc dịch thuật phải được chính xác, quy chuẩn theo mọi ý nghĩa của nó (bao gồm cả hiển nghĩa và mật nghĩa). Việc giữ trọn từ nguyên sẽ giúp tránh khỏi các địa phương nghĩa, các nghĩa khác, như là các tợ nghĩa du nhập từ Hán ngữ hay từ các ngoại đạo đương thời, và chỉ thu vén đúng trong ý chỉ của kinh điển vốn được xác định qua các thuật ngữ dùng trong tập sách.
2. Sự thống nhất trong thuật ngữ chuyên môn để tránh mọi diễn dịch quá rộng hay quá hẹp nảy sinh bởi các diễn giải cá nhân về sau. Mỗi tâm ý có thể hiểu hay tri nhận một định danh khác nhau tùy vào hiểu biết (tri nghiệp), hoàn cảnh lịch sử (duyên nghiệp), trình độ chuyên môn và đạo pháp riêng.
3. Sự lưu giữ ý nghĩa, vốn được dùng để miêu tả chân lý, việc giữ đúng thuật ngữ nguyên thủy sẽ góp phần tránh được các biến động của ý nghĩa mỗi thuật ngữ, do cách dùng bị thay đổi trong văn phạm, chánh tả, ý nghĩa của ngôn ngữ và văn hóa Tây Tạng có thể bị thay đổi sau vài thế hệ.
4. Theo đó, sự cộng tác giữa các học giả và dịch giả Ấn và Tạng là then chốt và tất yếu cho công việc được thành tựu. Vì, sự kết hợp này giúp giảng giải và thấu hiểu ý nghĩa chuyên môn theo đúng tiếng mẹ đẻ về phía Phạn ngữ; mỗi thuật ngữ được hướng dẫn cụ thể, chi tiết chính xác; và cuối cùng được ban soạn thảo chọn lựa từ ngữ hay tạo ra thuật ngữ mới, phù hợp và chuẩn mực, để dùng trong chuyển dịch chánh pháp cho người Tây Tạng.
Danh mục từ vựng tiếng Tây Tạng tất yếu được tạo ra vào việc dịch sang tiếng Tây Tạng từ các công trình Phật học Phạn ngữ vốn chứa đựng các lời dạy chân lý cho việc tu học. Tác phẩm này được hoàn tất vào năm con Rồng 824, đó là Mahāvyutpatti[3]. Nó bao gồm một bảng chú giải các thuật ngữ nền tảng Phật học bằng tiếng Phạn, với phần tương ứng dịch hay chú giải tiếng Tây Tạng.
Vi khổ sách lớn và có hơn 600 trang nên buộc lòng chúng tôi phải nén sách lại ở dạng ZIP, kính mong quý BBT và quý Pháp hữu giải nén để có sách (trong zip file có kèm hai bức ảnh chụp của Thầy Tuệ Sỹ tại khu nhập hạ Bảo Lộc hè 2019)
Nhan Quang Vo
US Computer Scientist
Đà Nẵng, 2023
This is the second volume of the research book set "Nālandā: Tradition, the People, and the Teach... more This is the second volume of the research book set "Nālandā: Tradition, the People, and the Teachings." The below abstract is written in Vietnamese.
Trong Phần II, chúng tôi sẽ lần lượt trình bày tiểu sử, giai thoại (nếu có), và danh sách đầy đủ các công trình của những học giả lừng lẫy, vốn từng sinh hoạt hay giảng dạy tại Nālandā cũng như là các vị học giả về sau nhưng có hoạt động và sinh hoạt chứng tỏ xuất thân hay tu học theo truyền thống của học viện.
Riêng về đức Phật Thích-ca-mâu-ni, vốn là vị “sơ tổ” của mọi truyền thừa thì khó thể bỏ qua việc ghi khắc dấu chứng của Ngài trong biên khảo. Tuy nhiên, việc kể về cuộc đời hoạt động của Ngài đã được rất nhiều tài liệu nghiên cứu và trình bày. Cho nên, thay vào việc làm như thế, một số truyện kể có ý nghĩa về tiền thân của đức Phật cũng như là một số nội dung về cung cách ứng xử khéo phương tiện và hoàn mỹ của Ngài qua các kinh điển được tuyển lựa để trình bày.
Hầu hết các thông tin về các truyền nhân của Nālandā lấy từ các nguồn ghi chép trong các tài liệu lịch sử, chủ yếu từ các truyền thống Phật giáo Tây Tạng và thứ đến là từ Phật giáo Trung Hoa, một số ít hơn đến từ truyền thống Phật giáo Pali. Thông tin được kiểm chứng thêm từ các kinh luận trong Đại Tạng Kinh-Luận Adarsha Dergé. Tuy nhiên, khá nhiều thông tin về niên đại hay thời gian sống về các nhân vật, nói chung sẽ hiếm khi chính xác, đặc biệt là với những nhân vật sinh càng xa cách với thời hiện tại.
Trong phần 4, đặc biệt có các ghi nhận về cuộc đời của hai vị đại đệ tử Phật vốn có nhiều tình tiết gắn liền với thánh địa Nālandā. Dữ liệu về hai vị này được trích xuất từ luận án tiến sĩ của Thích Huyền Vi, từ sách của Nyanaponika, cũng như vài thông tin từ các trí giả hiện đại khác.
Song song với những điều trên, có nhiều tình tiết liên can đến đời sống hay hành xử của các nhân vật trong biên khảo, khả dĩ được kể lại với màu sắc dường như là huyền thoại. Dù sao, chúng tôi sẽ hết sức tôn trọng sự miêu tả của các sử gia hay tác giả Tạng, Hoa, hay Ấn-độ mà không bình luận thêm về các chi tiết như thế.
Nội dung của phần II cũng sẽ góp phần miêu tả bức tranh sống động về tầm mức của những vỹ nhân đã từng sống, hoạt động, giảng dạy, hay trước tác tại Nālandā. Trong lúc trình bày, thông qua diễn tiến của các sự kiện được kể lại từ các sử gia và các học giả, chúng tôi có để tâm chắt lọc những dữ kiện có liên can đến triết lý hay nhân sinh quan mà qua đó chúng ta có thể tìm hiểu sâu hơn về quan điểm hay trường phái mà các đại sư này theo đuổi.
Nhìn chung, khi viết xuống, chúng tôi gặp một hiện tượng thật sự không cân đối về lượng thông tin cho các hiền nhân khác nhau. Các vị càng nổi tiếng (như Long Thụ và Nhiên Đăng Cát Tường Trí chẳng hạn) thì càng có nhiều dữ liệu có tính phân hóa viết về họ, nên rất khó sắp xếp lọc lựa và loại trừ sai biệt. Do vậy, có thể sẽ có một ít thông tin khó kiểm nhận. Ngược lại, có nhiều vị mà chuyện kể về họ chỉ có vài dòng (như Đức Quang, Hữu Năng Quang chẳng hạn). Sự có mặt của thông tin theo thời gian cũng có nhiều khác biệt, các hiền giả càng gần với thời nay bao nhiêu, thì càng có nhiều dữ liệu về đời tư của các ngài ấy hơn bấy nhiêu.
Nói tổng lược, sự trình bày về các hiền nhân được chia làm hai nhóm.
Nhóm thứ nhất gồm các học giả Phật giáo được nêu trong Kệ Hướng Nguyện của Thánh Đức Dalai Lama lên 17 Đại Trí Giả của Truyền Thừa Nālandā.
Nhóm thứ hai sẽ là các hiền nhân khác thuộc truyền thống Nālandā cũng có ảnh hưởng lớn đến Đại thừa nói chung, Phật giáo Tây Tạng, và một phần Phật giáo Pāli.
Tản mạn trong mỗi phần viết về các hiền nhân, đôi khi sẽ có thêm một bài viết nhỏ bổ xung về hiền nhân đó.
Ngoài ra, trừ trường hợp các giáo thọ Nālandā mà hoạt động chính của họ là Giới Luật và kinh Bát-nhã, thì với các truyền nhân, nếu khả dĩ, chúng tôi sẽ cố gắng trích dẫn từ trước tác của họ một ý kệ tinh túy. Kệ này, được in nghiêng, có thể đáng để chúng ta lưu tâm học hỏi sâu hơn về tác giả hay ý nghĩa. Các câu kệ đó sẽ được ghi rõ nguồn chánh văn của lời dạy trong chú thích được như trích lừ tác phẩm nào trong Đại Tạng Luận (Tengyur).
Bên cạnh, các chi tiết được kể lại, nếu đủ duyên, các trích dẫn sẽ được truy lùng và ghi lại chánh văn từ các Đại Tạng Kinh-Luận mà chủ yếu là của Dergé (nguồn Tạng ngữ) và một ít từ CBETA (nguồn Hán ngữ).
Trong các ghi nhận sưu khảo, chúng tôi có dựa trên danh mục chính từ Tạng ngữ là: Dergé (tib. སྡེ་དགེ་བསྟན་འགྱུར) (Nyingma Dergé và Tōhoku). Sau đó, nếu là các danh mục khác như Nathang (tib. སྣར་ཐང་བསྟན་འགྱུར) (Otani), và Bắc Kinh (tib. པེ་ཅིན.བཀའ་བསྟན་དཀར་ཆག) (Peking). Ngoài ra, có các nguồn về Đại Tạng Kinh Hán Ngữ là A Catalogue of The Chinese Translation of The Buddhist Tripitaka (Nanjio), Mục Lục Đại Chánh Tân Tu (Minh Tiến) và Đại Tạng Kinh Hàn ngữ là Mục Lục Miêu Tả Phật Giáo Hàn Quốc (Lewis) cũng được tham chiếu thêm. Riêng về các tác phẩm hay các trích dẫn về Tsongkhapa sẽ lấy từ danh mục Sungbum (གསུང་འབུམ་). Danh sách các tác phẩm của đức Dalai Lama được lấy từ trang WEB của văn phòng đại diện của ngài.
Cuối cùng, trong phần II một số thông tin được khai thác bởi công nghệ Máy học (Machine Learning) và Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence). Tuy nhiên, do công nghệ hiện đại này vẫn chưa hoàn mỹ, các thông tin thu được đều được hiệu đính lại cho chính xác .
Do có rất nhiều dữ liệu cổ, đa dạng, và phức tạp, khó tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được các phê phán hay hỗ trợ từ các bậc trí giả và độc giả. Xin chân thành cảm tạ.
Mùa Thu năm 2022,
Làng Đậu Cung Kính
Hồng Đức, 2019
This is a large research document in Vietnamese about the historical Buddhist Nālandā University.... more This is a large research document in Vietnamese about the historical Buddhist Nālandā University. Currently, the second volume is done. This post is the -content of the 1st volume which uses multiple international sources mainly from Chinese, Tibetan, and Indian archeology evidence to depict the content.
The research honorably received the Introduction letter from His Holiness the Dalai Lama 14th and was edited by the most Vietnamese venerable scholar Tue Sy.
The following paragraph is Vietnamese details for volume 1.
Về Truyền thừa và Truyền nhân
Phần này nhằm giới thiệu tất cả các chi tiết dữ liệu đáng tin cậy, thu nhặt được về đại học Nālandā, cũng như là các học giả của trường, nơi đã để lại cho chúng ta một di sản kỳ vỹ và tuyệt hảo, về triết học Phật giáo nói riêng và triết học thế giới nói chung. Các chi tiết không chỉ gói gọn trong hình thái tổ chức, cách sinh hoạt truyền thống của Nālandā, mà
16
còn nhằm giúp độc giả thấy được một bức tranh đa chiều về học viện này, khảo luận cũng ghi lại các hình thái hay chi tiết hoạt động khác của Nālandā hay những liên can đến Nālandā. Nguồn tư liệu khảo cứu chính trong hai phần đầu này bao gồm:
Các ghi nhận chữ viết thu thập từ những học giả Trung Hoa đã được chuyển ra nhiều thứ tiếng, đặc biệt là từ hai đại sư Huyền Trang (chn. 玄奘) (602–664) với Đại Đường Tây Vực Ký (vt. Tây Vực Ký), và Nghĩa Tịnh0F 6 (chn. 義淨) (635-713) với Nam Hải Ký Nội Quy Pháp Truyện và Đại Đường Tây Vực Cầu Pháp Cao Tăng Truyện (vt. Cao Tăng Truyện). Ngoài ra còn có Đại Từ Ân Tự Tam Tạng Pháp Sư Truyện (vt. Huyền Trang Truyện) của Huệ Lập (chn. 慧立彦悰, eng. Hwui Li), một đệ tử tường thuật lại chuyến thỉnh kinh của thầy mình là Huyền Trang. Các tài liệu này chuyển tải những hình ảnh sống động và thực tế, về nếp sinh hoạt và vận hành của Nālandā, trong thời gian còn là một học viện danh tiếng. Tiếp đó là tác phẩm History of Buddhism in India (tib. རྒྱ་གར་ཆོས་འབྱུང) của Tāranātha1F7 (tib. ཀུན་དགའ་སིང་པོ་) (1575–1634), History of Buddhism in India and Tibet (tib.
6Xem chi tiết tiểu sử hai tác giả này trong phần II.
7Jetsün Tāranātha (tib. ཏཱ་ར་ནཱ་ཐ་) hay Kunga Nyingpo (tib. ཀུན་དགའ་སིང་པོ་) (1575-1634) là một thành tựu giả của giáo phái Jonang (tib. ཇོ་ནང་) Tây Tạng và là chú của đức Dalai Lama thứ 5. Ngài có viết nhiều đề tài về triết học và Mật tông. Tuy vậy, công trình nổi tiếng nhất của ngài trong thế giới Tây phương lại là tác phẩm Lịch sử Phật giáo Ấn-độ 1608.
17
བུ་སོན་ཆོས་འབྱུང་) của Bu-ston (tib. བུ་སོན་རིན་ཆེན་གྲུབ་)2F8, và Blue Annals (tib. དེབ་ཐེར་སོན་པོ་) của Gö Lotsawa (tib. འགོས་ལོ་ཙཱ་བ་གཞོན་ནུ་དཔལ)3F9,. Cả ba đều là sử gia chính thống Tây Tạng, đã ghi lại khá nhiều truyền thuyết và chi tiết liên quan đến Nālandā, và các truyền nhân. Ngoài ra công trình này còn có sự đóng góp của rất nhiều nghiên cứu lịch sử từ các học giả, dịch giả cận và hiện đại.
Các ghi nhận từ những học giả Phật học Tây Tạng vốn thừa kế trực tiếp các truyền giảng về tu tập, giáo pháp, và cả các hình thái sinh hoạt, cho thấy có một sự tiếp cận sâu xa với truyền thống Nālandā của Phật giáo Xứ Tuyết, đặc biệt là trong vài thế kỷ cuối của Nālandā.
Các ghi nhận khác bao gồm việc hoằng hóa của các đại sư Nālandā ra ngoài khuôn khổ Ấn-độ, cũng như các kinh văn được trích dịch hay phổ biến có phát gốc từ Nālandā. Đây cũng là một nguồn tư liệu quan trọng, qua đó các học giả hiện đại có thể đưa ra các suy đoán chính xác về trạng huống của Nālandā theo dòng lịch sử.
Các dữ liệu lịch sử, các khai quật khảo cổ, và di chỉ trực tiếp tại Ấn, không những cung cấp các bằng chứng niên đại về
8JButön Rinchen Drup (tib. བུ་སོན་རིན་ཆེན་གྲུབ་) (1290-1364), là trụ trì thứ 11 của đại tăng viện Shakya Shalu. Ông là một lãnh đạo tài năng và là một sử gia được kính trọng nhất ở Tây Tạng.
9Gö Lotsawa (tib. གཞོན་ནུ་དཔལ་) (1392-1481) ra đời tại lho kha 'phyongs rgyas (tib. ལོ་ཁ་འཕོངས་རྒྱས་) học trò của Kamapa thứ 5 và Tsongkhapa. Ông là thầy dạy của Karmapa thứ 6 và là trụ trì chùa Karmarñing. Ông trước tác Blue Annals.
18
Nālandā, mà còn cung cấp khối lượng hiểu biết thực tế về kiến trúc, nghệ thuật, tầm cỡ kiến trúc, qua đó có thể là chứng liệu “sống” cho các suy diễn về thực tại của Nālandā.
Nói riêng, trong lúc sưu khảo, chúng tôi còn tìm thấy có một ký sự khác của vị Tăng-già Hàn Quốc tên Hyecho (704–787) (tên phiên âm khác: Hye Ch’o, kor. 혜초, Prajñāvikram) là Ngũ Quốc Hành Hương Ký Sử. Ông đã đến được Magadha (Ma-kiệt-đà) sau Nghĩa Tịnh và Huyền Trang. Ghi chép bằng chữ Hán này mô tả về các xứ Phật giáo thời đó. Rất tiếc, khi tìm thấy di vật khảo cổ đó tại Đôn Hoàng (chn. 敦煌市) nay thuộc Cam Túc (chn. 甘肃), Trung Hoa, thì nó chỉ còn lại một phần không đầy đủ. Đặc biệt về Magadha, không để lại chi tiết quan trọng nào. Chỉ xin ghi nhận ra đây cho những ai có duyên phục hồi để bổ sung thông tin sau này.
Về các thông tin liên quan đến Việt Nam và Nālandā: Ngoài các phát hiện trước đây, về những tăng đồ người Việt tu học tại Ấn4F10, qua các ký sự và các nghiên cứu cận đại, chúng ta có thể thấy được con đường biển từ Trung Hoa, Hàn Quốc, hay Nhật Bản muốn đến Nālandā (và có khi ngay cả Ceylon tức Sri Lanka), thường sẽ ghé ngang bờ biển xứ Champa.
This is Volume III of the Vietnamese translation of the Work "Lamrim Chenmo" written by Tsongkhap... more This is Volume III of the Vietnamese translation of the Work "Lamrim Chenmo" written by Tsongkhapa with the commentary of Lama Sopa Rinpoche (1923 – August 28, 2014).
~~~~~~~~~~~~~~
Phiên Bản cập nhật: vol3.11.04 (01/12/2023)
Trong tập 3, tổ Tsongkhapa xoáy sâu vào hai Ba-la-mật-đa cao nhất đó là Định và Tuệ. Phần này được chính đức Dalai Lama nhận định trong bài giảng chuyên đề Định và Tuệ của Ngài về Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ là một trong những phần xuất sắc nhất từ trong các tác phẩm cùng loại, là vì tổ Tsongkhapa đã tích hợp và sắp xếp thứ tự kiến thức của các luận giải từ những luận sư kiệt xuất khác nhau thuộc dòng truyền thừa Nālandā để đưa ra và giải thích một giai trình tu tập rõ ràng, hoàn thiện, thậm thâm, hiệu quả và thấu đáo.1
Riêng trong lần hiệu chỉnh cho phiên bản 3.10.37 (2018), chúng tôi mạnh dạng dùng sâu rộng hơn các chú giải về tác phẩm này của ngài Rinpoche quá cố, Lhundub Sopa. Tựa đề Steps on the Path to Enlightenment: A Commentary on Tsongkhapa’s Lamrim Chenmo. Wisdom Publications. Vol. 4-5. Xuất bản cuối năm 2017.
This is Volume II of the Vietnamese translation of the Work "Lamrim Chenmo" written by Tsongkhapa... more This is Volume II of the Vietnamese translation of the Work "Lamrim Chenmo" written by Tsongkhapa with the commentary of Lama Sopa Rinpoche (1923 – August 28, 2014).
~~~~~~~~~~~~~~
Phiên Bản cập nhật: vol2.11.04 (01/12/2023) Bộ sách Lamrim Chenmo (tib. ལམ་རིམ་ཆེན་མོ །།།།) hay Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ (Tên Hán-Việt là Bồ-đề Đạo Thứ Đệ Đại Luận) được đạo sư Tsongkhapa Losangdrakpa (tib. རྗེ་ ཙོང་ཁ་པ་བློ་ བཟང་གྲགས་པ །།) hoàn tất và phát hành vào năm 1402 tại Tây Tạng và được xem là bộ giáo pháp liễu nghĩa1. Bộ sách này sau đó đã trở thành một trong những giáo pháp thực hành tối quan trọng của dòng truyền thừa Gelug, vốn là một trong bốn trường phái Phật giáo lớn nhất tại Tây Tạng đồng thời cũng là dòng truyền thừa mà đương kim Thánh đức Dalai Lama thứ 14 hiện đứng đầu. Nay thì chúng tôi vinh dự cho tái bản lần thứ 7 và đợt này được ấn tống đặc biệt để vinh danh nỗ lực phổ biến rộng rãi Phật pháp của nhà Hương Tích do ngài Thích Tuệ Sỹ chủ trương. So với những lần tái bản trước, lần này chúng tôi đã có tiến hành rà sát và có đưa vào chỉnh sửa của những sai sót hay các câu cú khó hiểu cũng như điều chỉnh các khiếm khuyết do bản dịch Anh ngữ tạo ra của tập 1 và 2. Đặc biệt chúng tôi có so sánh và lựa chọn ưu tiên theo cách dịch hay ý nghĩa giảng giải của ngài Lhundub Sopa Rinpoche trong tác phẩm Anh ngữ: Steps On the Path to Enlightenment: A Commentary on Tsongkhapa’s Lamrim Chenmo bao gồm 5 tập đã phát hành bởi NXB Wisdom.
This is Volume I of the Vietnamese translation of the Work "Lamrim Chenmo" written by Tsongkhapa ... more This is Volume I of the Vietnamese translation of the Work "Lamrim Chenmo" written by Tsongkhapa with the commentary of Lama Sopa Rinpoche (1923 – August 28, 2014).
~~~~~~~~~~~~~~
Phiên Bản cập nhật: vol1.11.08 (01/12/2023)
Bộ sách Lamrim Chenmo (tib. ལམ་རིམ་ཆེན་མོ །།།།) hay Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ (Tên Hán-Việt là Bồ-đề Đạo Thứ Đệ Đại Luận) được đạo sư Tsongkhapa Losangdrakpa (tib. རྗེ་ ཙོང་ཁ་པ་བློ་
བཟང་གྲགས་པ །།) hoàn tất và phát hành vào năm 1402 tại Tây Tạng và được xem là bộ giáo pháp liễu nghĩa1. Bộ sách này sau đó đã trở thành một trong những giáo pháp thực hành tối quan trọng của dòng truyền thừa Gelug, vốn là một trong bốn trường phái Phật giáo lớn nhất tại Tây Tạng đồng thời cũng là dòng truyền thừa mà đương kim Thánh đức Dalai Lama thứ 14 hiện đứng đầu.
Nay thì chúng tôi vinh dự cho tái bản lần thứ 7 và đợt này được ấn tống đặc biệt để vinh danh nỗ lực phổ biến rộng rãi Phật pháp của nhà Hương Tích do ngài Thích Tuệ Sỹ chủ trương.
So với những lần tái bản trước, lần này chúng tôi đã có tiến hành rà sát và có đưa vào chỉnh sửa của những sai sót hay các câu cú khó hiểu cũng như điều chỉnh các khiếm khuyết do bản dịch Anh ngữ tạo ra của tập 1 và 2. Đặc biệt chúng tôi có so sánh và lựa chọn ưu tiên theo cách dịch hay ý nghĩa giảng giải của ngài Lhundub Sopa Rinpoche trong tác phẩm Anh ngữ: Steps On the Path to Enlightenment: A Commentary on Tsongkhapa’s Lamrim Chenmo bao gồm 5 tập đã phát hành bởi NXB Wisdom.
This is a Vietnamese translation of the Tibetan root text of གྲུབ་མཐའ།། (Buddhism Tenet) written ... more This is a Vietnamese translation of the Tibetan root text of གྲུབ་མཐའ།། (Buddhism Tenet) written by Könchog Jigme Wangpo.
The following abstract text is in Vietnamese
Đây là bản dịch có chú giải chánh văn có chú giải của tác phẩm “གྲུབ་མཐའ།།” – Xác Lập Liễu Nghĩa của Könchog Jigme Wangpo (དཀོན་མཆོག་འཇིགས་མེད་དབང་པོ་, Bảo Vô Úy Năng) vốn là một bản luận thu gọn và viết lại vào năm 1733 từ một nguyên tác གྲུབ་པའི་མཐའི་རྣམ་པར་ བཞག་པ་གསལ་བར་བཤད་པ་ ཐུབ་བསྟན་ལྷུན་པའི་མཛེས་རྒྱན་ (Trang Nghiêm Phật Pháp Minh Giải Chi tiết Phân Định Xác Lập Liễu Nghĩa) của Jamyang Shyepa (འཇམ་དབྱངས་བཞད་པ་, Diệu Âm Vi Tiếu).
Bản dịch này lấy từ luận giải truyền khẩu của đạo sư Geshe Lhundup Sopa (1923–2014) một trong các vị giám khảo của đương kim Thánh đức Dalai Lama thứ 14 của kỳ sát hạch 1959 tại Lhasa trước khi Tây Tạng bị chiếm.
A Vietnamese translation “གྲུབ་མཐའ།།” (The Final Establishment Views of Buddhist philosophy ) boo... more A Vietnamese translation “གྲུབ་མཐའ།།” (The Final Establishment Views of Buddhist philosophy ) book by Könchog Jigme Wangpo (1728-1791).
This is a translation with commentary of the work “གྲུབ་མཐའ།།” – Establishing the Meaning - by Könchog Jigme Wangpo (དཀོན་མཆོག་འཇིགས་མེད་དབང་པོ་, Bao Wuwei Nang) was originally a condensed treatise and rewritten in 1733 from an original work གྲུབ་པའི་མཐའི ་རྣབྷ ་པའི་མཛེས་རྒྱན་ by Jamyang Shyepa (འཇམ ་དབྱངས་བཞད་པ་).
The full name of this work is གྲུབ་པའི་མཐའི་རྣམ་པར་བཞག་པ་རིན་པོ་ཆེའི ་ཕྲེང་བ་. This work has become the basic literary textbook of major Buddhist Institutes such as Go-mang (སྒོ་མང་), Drepung (འབྲས་སྤུངས་), Tra-shi-kyil (བཀྲ་ཤིས་འཁ ྱིལ ་). After 1959, the book became the foundation for philosophy training, teaching about the fundamental philosophical positions of ancient Indian philosophical schools, which delves into the core of the Doctrine of ultimate Establishment.