Impact of destination images to satisfaction of domestic tourists for Dong Thap tourist destination (original) (raw)

Mức độ hài lòng của khách du lịch quốc tế đến tham quan tại làng Chăm Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang

Dong Thap University Journal of Science

Nghiên cứu sử dụng mô hình SERVPERF với 5 tiêu chí đánh giá: Môi trường và tài nguyên du lịch; Cơ sở vật chất - kỹ thuật và cơ sở hạ tầng; Giá cả dịch vụ; Sản phẩm du lịch; Nhân viên phục vụ để đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch quốc tế đến tham quan tại làng Chăm Đa Phước dựa theo thang đo Likert 5. Kết quả phân tích cho thấy có 2 nhóm tiêu chí chỉ được đánh giá ở mức độ trung lập bao gồm: Cơ sở vật chất và kĩ thuật; Sản phẩm du lịch, có 3 nhóm tiêu chí được đánh giá ở mức độ hài lòng là: Môi trường và tài nguyên du lịch; Giá cả dịch vụ; Nhân viên phục vụ. Ngoài ra, thông qua khảo sát thực tế tác giả phân tích những khó khăn trong việc phát triển du lịch và những nguyên nhân dẫn đến khách không hài lòng, từ đó đề xuất những giải pháp để nâng cao sự hài lòng khách du lịch và phát triển du lịch tại làng Chăm Đa Phước một cách bền vững trong tương lai.

Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Với Trang Facebook Của Khách Sạn: Trường Hợp Các Khách Sạn Tại Thành Phố Đà Nẵng

Tạp chí Khoa học

Nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dùng Facebook khi truy cập trang Facebook của khách sạn, trường hợp các khách sạn tại thành phố Đà Nẵng. Kết quả khảo sát 372 người dùng Facebook, số liệu được xử lí bằng các phần mềm SPSS 20 và AMOS 24 cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng với các trang Facebook của khách sạn tại thành phố Đà Nẵng bao gồm: thông tin, sự thuận tiện và sự tương tác xã hội. Nghiên cứu này góp phần giúp những nhà kinh doanh khách sạn hiểu được mong đợi của khách hàng, từ đó đề xuất các biện pháp cải thiện trang Facebook và nâng cao năng lực cạnh tranh trên nền tảng ảo. Các khách sạn phải thường xuyên cập nhật thông tin liên quan về sản phẩm, về các điểm du lịch xung quanh, các chương trình khuyến mãi, các hoạt động văn hóa, xã hội; thiết kế trang Facebook với giao diện dễ sử dụng, giúp khách hàng giảm thời gian tìm kiếm; ngoài ra, các nhà quản trị cần giải đáp, trả lời các bình luận, đánh giá của khách hàng trên Facebook để ...

Ảnh Hưởng Của Đánh Giá Trực Tuyến Đến Quyết Định Lựa Chọn Khách Sạn Của Khách Du Lịch Khi Đến Huế

Hue University Journal of Science: Economics and Development, 2017

Tóm tắt: Đánh giá trực tuyến "là bất kỳ tuyên bố tích cực hay tiêu cực do khách hàng tiềm năng, thực tế hay trước đây về một sản phẩm hoặc công ty, cung cấp cho các khách hàng khác hay các tổ chức thông qua mạng Internet". Vì vậy, đánh giá trực tuyến trở thành một trong những kênh thông tin mà khách du lịch sử dụng khi đưa ra các quyết định lựa chọn. Vận dụng mô hình các yếu tố của đánh giá trực tuyến ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của du khách, tác giả đã phân tích tác động của hình thức này trong quyết định lựa chọn khách sạn khi đến Huế trên cơ sở ý kiến từ du khách. Kết quả nghiên cứu đã đề xuất một mô hình đánh giá tác động của nó đến quyết định lựa chọn khách sạn. Từ đó, hàm ý quản lý và phát triển kênh thông tin dựa trên các đánh giá trực tuyến của các khách sạn phải nhằm nâng cao và cải thiện các hoạt động chăm sóc, cung cấp thông tin, đáp ứng và hỗ trợ du khách khi đến Huế. Từ khóa: đánh giá trực tuyến, eWOM, marketing điện tử, quyết định của khách hàng

Ảnh Hưởng Của Nhân Tố Đẩy Và Kéo Đến Lòng Trung Thành Của Du Khách Đối Với Điểm Đến Hội an

Hue University Journal of Science: Economics and Development, 2019

Tóm tắt: Lòng trung thành của du khách đối với điểm đến là một yếu tố quan trọng nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của một điểm đến du lịch. Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên cơ sở điều tra khảo sát ý kiến của 231 du khách trong nước và quốc tế đến Hội An. Mục tiêu chính của nghiên cứu nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa động cơ đẩy và kéo, sự hài lòng và lòng trung thành của du khách đối với điểm đến Hội An. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố đẩy, nhân tố kéo, cùng với sự hài lòng có ảnh hưởng đến lòng trung thành của du khách đối với điểm đến Hội An. Ngoài ra, trong bối cảnh du lịch di sản, du khách có xu hướng trung thành với điểm đến với nhu cầu được tìm hiểu lịch sử, đến thăm những điểm tham quan di sản – văn hóa, gặp gỡ những con người mới và giao lưu với cộng đồng địa phương. Theo đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao lòng trung thành của du khách, góp phần thu hút du khách quay trở lại điểm đến di sản Hội An, bao gồm định vị và phát triển hình ảnh điểm đến H...

Antecedents and consequence of customer satisfaction and dissatisfaction: A study of tourism services

Science and Technology Development Journal, 2014

Many recent studies have focused on satisfaction as one of key concepts in consumer behavior while dissatisfaction has received a much lesser attention. In services where failure is inevitable, customer satisfaction and dissatisfaction may be interwoven along the service buying/ using process. This study examines simultaneously the effect of four service attributes on customer satisfaction and dissatisfaction which lead to the word-of-mouth effect. SEM analysis based on a sample of 382 customers of package tour service reveals that staff attitude and failure recovery have positive effects on satisfaction, but not on dissatisfaction. Then, satisfaction, but not dissatisfaction has a positive impact on word-of-mouth. A negative correlation has also been found between satisfaction and dissatisfaction. Discussions and implications are presented along these statistical results.

Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Quản Lý Đất Bền Vững Ở Vùng Cao Của Huyện Nam Đông, Tỉnh Thừa Thiên Huế

Tạp chí Khoa học và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế

Nghiên cứu này nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các biện pháp quản lý đất bền vững (QLĐBV) của nông hộ ở vùng cao huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ phỏng vấn 150 nông hộ bằng bảng hỏi bán cấu trúc. Mô hình logit nhị thức được áp dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các biện pháp QLĐBV của nông hộ ở vùng nghiên cứu. Kết quả cho thấy trình độ văn hóa của chủ hộ, mức độ kiến thức của nông hộ về các biện pháp QLĐBV, sự tham gia của nông hộ vào các khóa đào tạo liên quan đến QLĐBV, lợi ích kinh tế và mức độ dễ áp dụng của các biện pháp QLĐBV và khoảng cách từ nhà đến nương rẫy là những nhân tố ảnh hưởng ý nghĩa đến khả năng áp dụng các biện pháp xen canh, luân canh và che tủ đất của nông hộ ở vùng nghiên cứu. Nâng cao kiến ​​thức của nông hộ về các biện pháp QLĐBV, và thúc đẩy họ tham gia các khóa đào tạo lên quan đến lĩnh vực này sẽ cải thiện mức độ áp dụng các biện pháp QLĐBV ở vùng nghiên cứu.

Thuật Toán Tự Động Lập Lộ Trình Ứng Dụng Trong Hệ Thống Du Lịch Thông Minh Đa Nền Tảng Tỉnh Thái Nguyên

TNU Journal of Science and Technology

Trong hệ thống du lịch thông minh, lập lộ trình tự động là một trong những chức năng phức tạp nhưng rất quan trọng và cần thiết cho du khách trước và trong hành trình thăm quan của mình. Chức năng này không chỉ yêu cầu tạo ra phương án lộ trình phù hợp với điều kiện của du khách một cách nhanh chóng, mà còn phải tối ưu về thời gian thăm quan và hiệu quả kinh tế. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày một thuật toán lập lộ trình tự động mới dựa trên ý tưởng của bài toán lập lịch TSP (Traveling Salesman Problem) và bổ sung tham số về thời gian du lịch hợp lý, được gọi là TPA (Travel Planning Algorithm). Thuật toán TPA được cài đặt trong hệ thống du lịch thông minh đa nền tảng của tỉnh Thái Nguyên. Dựa vào điểm du lịch được gợi ý trong quá trình lựa chọn điểm thăm quan của du khách, thuật toán TPA hoạt động ổn định và lập được lộ trình du lịch tốt hơn so với chức năng lập lộ trình trong hệ thống du lịch thông minh của TripHunter và Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT).