Nhận thức của sinh viên Khoa Địa lí Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh trong hoạt động đăng kí học phần tự chọn (original) (raw)

Biện pháp hình thành kỹ năng tự học cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học, Trường Đại học Đồng Tháp

Dong Thap University Journal of Science, 2021

Tự học có vai trò rất quan trọng trong việc giúp người học hiểu sâu, mở rộng, củng cố và ghi nhớ kiến thức một cách vững chắc nhờ vào khả năng tự phân tích, tổng hợp tài liệu, từ đó có khả năng vận dụng các tri thức đã học vào việc giải quyết những nhiệm vụ học tập. Vì vậy, nhằm hình thành kỹ năng tự học cho sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp nói chung và sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học nói riêng, bài viết trình bày kết quả khảo sát thực trạng kỹ năng tự học của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Đồng Tháp; Trên cơ sở đó, đã đề xuất một số biện pháp hình thành kỹ năng tự học cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Đồng Tháp.

Khảo Sát Mức Độ Sẵn Sàng Của Sinh Viên Trường Đại Học y Khoa Phạm Ngọc Thạch Về Việc Đón Nhận Môn Học Giáo Dục Liên Ngành Trong Chương Trình Đào Tạo

Tạp chí Y học Việt Nam

Mở đầu: Tổ chức Y tế Thế giới khuyến khích tất cả các quốc gia nên tích hợp giáo dục liên ngành (GDLN) vào chương trình dạy học Y Khoa. Tại Việt Nam, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (ĐHYKPNT) đang ở bước xúc tiến xây dựng và triển khai môn học này trong chương trình đào tạo chính thức. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là tiến hành khảo sát sự sẵn sàng của sinh viên ngành Y đa khoa, Dược và Điều dưỡng trường ĐHYKPNT trong việc đón nhận GDLN. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng bộ câu hỏi RIPLS được thực hiện trên đối tượng sinh viên Khoa Y, Dược và Điều dưỡng trường ĐHYKPNT. Đặc điểm sinh viên và điểm trung bình của bộ câu hỏi được tính toán và so sánh giữa các đối tượng sử dụng phép thử one-way ANOVA. Kết quả: Khảo sát trên 1.108 sinh viên cho thấy mức độ sẵn sàng cao trong việc đón nhận môn học GDLN trong đào tạo chính thức với điểm trung bình 73,1±9,4. Có sự khác biệt về điểm trung bình của sinh viên từ các khối ngành sức khỏe khác nhau (p < 0,001) cũng như...

Nghiên Cứu Ý Định Tiêu Dùng Thực Phẩm Xanh Của Người Dân Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Trường Đại học Hùng Vương

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích các yếu tố tác động đến ý định tiêu dùng thực phẩm xanh của người dân thuộc nhóm thu nhập cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Mô hình cấu trúc – bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM) và ma trận phân tích tầm quan trọng và hiệu quả (IPMA) của các yếu tố trong mô hình ý định tiêu dùng thực phẩm xanh được áp dụng trên bộ dữ liệu khảo sát 200 người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan tâm về môi trường, ý thức về sức khoẻ và chất lượng dịch vụ là 3 yếu tố có tác động có ý nghĩa thống kê đến ý định tiêu dùng thực phẩm xanh của người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu không tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê của biến niềm tin vào nhãn hiệu và giá cả sản phẩm đến ý định tiêu dùng thực phẩm xanh. Bên cạnh đó, yếu tố chất lượng dịch vụ là yếu tố được thực hiện thấp nhất cho dù có tầm quan trọng cao nhất, ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng. Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra các kiến nghị tập trung v...

Năng Lực Giải Quyết Vấn Đề Trong Các Tương Tác Xã Hội Của Sinh Viên Trường Cao Đẳng Sư Phạm Quảng Trị

SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY, 2020

Năng lực giải quyết vấn đề trong các tương tác xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng, nó giúp con người giải quyết tốt các tình huống xảy ra đối với bản thân, giữ thăng bằng tâm lí, thiết lập mối quan hệ xã hội và có thể thích ứng trong môi trường mới lạ. Trong khuôn khổ của bài báo này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu năng lực duy trì, thiết lập các quan hệ xã hội và năng lực giải quyết vấn đề trong các tương tác xã hội của sinh viên sư phạm. Kết quả nghiên cứu cho thấy hai năng lực trên của sinh viên trường cao đẳng sư phạm Quảng Trị còn thấp, đặc biệt là năng lực thiết lập, duy trì các quan hệ xã hội. Phải chăng điểm trung bình cao hay thấp cũng chính là điểm mạnh, điểm yếu của sinh viên về các năng lực giải quyết vấn đề trong các tương tác xã hội. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao các năng lực trên cho sinh viên trường CĐSP Quảng Trị.

Nghiên cứu sự hài lòng của người học đối với hình thức học tập trực tuyến (e-learning): Trường hợp sinh viên ngành kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh

Can Tho University Journal of Science

Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học đối với dịch vụ học tập trực tuyến (e-learning). Nghiên cứu vận dụng mô hình chấp nhận công nghệ và lý thuyết hệ thống thông tin thành công làm cơ sở đề xuất và kiểm định giả thuyết. Dữ liệu phân tích được thu thập từ 267 sinh viên hiện đang theo học tại một số trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh và đã từng tham gia dịch vụ học tập trực tuyến. Kết quả cho thấy nhận thức dễ sử dụng, nhận thức sự hữu ích, chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống, giảng viên hướng dẫn, dịch vụ hỗ trợ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của người học đối với hình thức học tập trực tuyến. Ngoài ra, một số hàm ý quản trị được thảo luận và đề xuất nhằm giúp cho các tổ chức giáo dục gia tăng sự hài lòng của người học thông qua việc nâng cao chất lượng dịch vụ học tập trực tuyến.

Hoạt Động Tự Học Của Sinh Viên Điều Dưỡng Trường Đại Học y Dược Cần Thơ Năm Học 2020 – 2021

Tạp chí Y Dược học Cần Thơ

Đặt vấn đề: Trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ, việc tự học của sinh viên là hoạt động bắt buộc và có liên quan đến kết quả học tập của sinh viên. Mục tiêu nghiên cứu: Nhằm mô tả thực trạng hoạt động tự học của sinh viên và xác định mối liên quan giữa kết quả học tập với hoạt động tự học của sinh viên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên toàn bộ 179 sinh viên điều dưỡng của trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Thu thập dữ liệu bằng bộ câu hỏi tự điền với 25 câu hỏi khảo sát kỹ năng, phương pháp, hình thức, thời gian và địa điểm tự học. Kết quả: Kỹ năng được thực hiện tốt nhất là “Hoàn thành đầy đủ bài tập ở nhà” (95,6%), phương pháp tự học được áp dụng thường xuyên nhất là “Học theo trọng tâm bài giảng” (76%), hình thức tự học được áp dụng thường xuyên nhất là “Học độc lập một mình”, 54,75% sinh viên thường xuyên học từ 2-4 giờ/ngày. Có mối liên quan giữa kết quả học tập học kỳ gần nhất với kỹ năng lập kế hoạch học tập (p < 0,001), tham ...

Thực trạng nhận thức về phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học Trường Đại học Tân Trào

SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY, 2020

Nghiên cứu thực trạng nhận thức của giảng viên và sinh viên về phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo không chỉ có tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay mà còn giúp thu thập thông tin, số liệu thực tế, phân tích và đánh giá thực trạng nhận thức từ đó chỉ ra nguyên nhân nhận thức của giảng viên và sinh viên về phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Bài viết đi sâu phân tích thực trạng nhận thức của giảng viên và sinh viên về ý nghĩa của việc phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học Trường Đại học Tân Trào.

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Của Người Dân Huyện Ninh Hải, Tỉnh Ninh Thuận

TNU Journal of Science and Technology, 2021

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng và xác định các yếu tố quyết định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người dân huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Kết quả cho thấy người dân tại địa phương tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chưa nhiều, các đối tượng tham gia ở nhiều lĩnh vực khác nhau, số lượng tham gia tăng dần qua các năm. Từ số liệu điều tra 171 người lao động trong đó có 87 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và 84 người chưa tham gia BHXHTN cho thấy có sự khác nhau có ý nghĩa ở trình độ và thu nhập của các nhóm. Mô hình logit chỉ ra các yếu tố giới tính, trình độ học vấn, thu nhập của người dân, khu vực sinh sống, nhận thức về an sinh xã hội của bảo hiểm xã hội tự nguyện, hiểu biết của người dân về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện, sự tuyên truyền về bảo hiểm xã hội tự nguyện và gia đình – xã hội có ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người dân.

Thuật Toán Tự Động Lập Lộ Trình Ứng Dụng Trong Hệ Thống Du Lịch Thông Minh Đa Nền Tảng Tỉnh Thái Nguyên

TNU Journal of Science and Technology

Trong hệ thống du lịch thông minh, lập lộ trình tự động là một trong những chức năng phức tạp nhưng rất quan trọng và cần thiết cho du khách trước và trong hành trình thăm quan của mình. Chức năng này không chỉ yêu cầu tạo ra phương án lộ trình phù hợp với điều kiện của du khách một cách nhanh chóng, mà còn phải tối ưu về thời gian thăm quan và hiệu quả kinh tế. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày một thuật toán lập lộ trình tự động mới dựa trên ý tưởng của bài toán lập lịch TSP (Traveling Salesman Problem) và bổ sung tham số về thời gian du lịch hợp lý, được gọi là TPA (Travel Planning Algorithm). Thuật toán TPA được cài đặt trong hệ thống du lịch thông minh đa nền tảng của tỉnh Thái Nguyên. Dựa vào điểm du lịch được gợi ý trong quá trình lựa chọn điểm thăm quan của du khách, thuật toán TPA hoạt động ổn định và lập được lộ trình du lịch tốt hơn so với chức năng lập lộ trình trong hệ thống du lịch thông minh của TripHunter và Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT).

Dạy Học Chủ Đề “Khám Phá Từ Trường Trái Đất” Theo Định Hướng Nâng Cao Năng Lực Tự Học Cho Học Sinh Với Sự Hỗ Trợ Của Mạng Xã Hội

Hue University Journal of Science: Social Sciences and Humanities, 2019

Exploring the Earth's magnetic field" is a vast topic, which is close to students' daily life, and it involves much knowledge, such as geography and mathematics.Therefore, the orientation of self-study capacity development for students with the support of social networks is essential to form core skills and competence. Topic-based teaching with the support of social networks does not only disseminate new knowledge but also facilitates the students' ability to explore and absorb the knowledge themselves. To Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 6C, 2019 91 achieve the teaching goals, a full range of external factors should be considered to help students formfirm background knowledge of the concept "Earth's magnetic field". As a result, students can form theirinternal strength and master the knowledge of the Earth's magnetic field as well as clear understanding the relationship between the magnetic field and life on Earth(the wonders of the magnetic field; the phenomena related to the magnetic field: magnetic storms, ultraviolet, harm and benefit from magnetic field). Besides, it is vital to help students build up the management skills in their study. The self-study process is always accompanied by self-advocacy and interaction with friends and, teachers via multiple channels such as teamwork discussion or with social network support when studying at home.