Đánh Giá Mối Liên Quan Giữa Rối Loạn Lipid Máu Với Một Số Yếu Tố Nguy Cơ Môi Trường Làm Việc Ở Bộ Đội Tàu Ngầm (original) (raw)
Related papers
Tạp chí Y học Việt Nam
Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa leptin với một số chỉ số hình thái, chức năng tim ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có thừa cân hoặc béo phì. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang, và so sánh giữa ba nhóm bệnh nhân (BN): đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 có thừa cân hoặc béo phì (nhóm nghiên cứu - nhóm NC), nhóm ĐTĐ týp 2 không thừa cân và không béo phì (nhóm chứng bệnh) và nhóm chứng thường. Kết quả: Qua 266 đối tượng chia làm 3 nhóm, nồng độ leptin huyết tương ở nhóm NC 0,43 (0,35 – 0,53) (ng/mL), nhóm chứng bệnh 0,42 (0,34 – 0,52) (ng/mL) và nhóm chứng thường 0,46 (0,36 – 0,60) (ng/mL), (p > 0,05). Ở BN ĐTĐ týp 2 có thừa cân hoặc béo phì, BN ở nhóm nồng độ leptin tăng có chỉ số khối cơ thất trái cao hơn nhóm có nồng độ leptin giảm (p < 0,05), nồng độ leptin có mối tương quan nghịch với e’ vách liên thất, e’ thành bên; có mối tương quan thuận với E/e’ (vách liên thất, thành bên, trung bình), bề dày thành sau thất trái thì tâm trương, khối cơ thất trái, chỉ số k...
Tạp chí Y học Việt Nam
Mục tiêu: Khảo sát bước đầu mối liên quan giữa BMI và số đo vòng bụng, một số thói quen sinh hoạt với các chỉ số tinh dịch đồ của nam giới đến xét nghiệm tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 12 năm 2021. Đối tượng và Phương pháp: mô tả cắt ngang 296 trường hợp nam giới đến xét nghiệm tinh dịch tại trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Công nghệ mô ghép, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong thời gian từ tháng 9/2020 đến tháng 12/2021. Kết quả: Tỷ lệ mẫu có bất thường về mật độ ở nhóm thiếu cân, thừa cân, béo phì tương ứng là 33,3%, 22,2%, 20%, trong khi nhóm có cân nặng bình thường là 13,3%. Tỷ lệ tinh dịch đồ có bất thường về hình thái ở nhóm thiếu cân, thừa cân, béo phì tương ứng là 50%, 40,7%, 28%, trong khi nhóm có cân nặng bình thường là 20%. Tỷ lệ tinh dịch đồ bất thường ở nhóm có WC ≥90 cm là 52% cao hơn so với tỷ lệ tinh dịch đồ bất thường ở nhóm có số đo vòng bụng WC <90 cm là 43,5%. Tỷ lệ tinh dịch đồ bất thường nhóm không tập thể dục hàng ngày, nhóm thỉnh th...
Tạp chí Y học Việt Nam
Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa PWV với một số yếu tố nguy cơ (YTNC) và mức độ tổn thương động mạch vành (ĐMV) bằng thang điểm SYNTAX ở bệnh nhân (BN) bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính (BTTMCBMT). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Nhóm bệnh gồm 60 người bị BTTMCBMT được chẩn đoán xác định bằng phương pháp chụp ĐMV qua da có hẹp ≥ 50% đường kính lòng mạch, đánh giá mức độ tổn thương ĐMV bằng thang điểm SYNTAX và nhóm chứng gồm 33 người nghi ngờ bị BTTMCBMT nhưng chụp ĐMV không tổn thương. Cả 2 nhóm đều được đo PWV. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm BTTMCBMT và nhóm chứng tương ứng là: 67,05 ± 12,04 và 67,67 ± 6,80 năm, p>0,05. PWV của nhóm BTTMCBMT (15,90 ± 1,49 m/s) cao hơn nhóm chứng (13,32 ± 1,98 m/s), p<0,05. Có sự tương quan mức độ vừa giữa PWV với điểm SYNTAX (r=0,477; p<0,05). Điểm cắt của PWV để dự báo tổn thương ĐMV là 14,45 m/s. Kết luận: PWV ở nhóm BTTMCBMT cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa. PWV có tương quan mức ...
Đánh Giá Tổng Quan Đặc Nhiệm Sức Khỏe Tâm Sinh Lý Của Lực Lượng Bộ Đội Đặc Thù
Tạp chí Y học Việt Nam, 2022
Mục tiêu: Phân tích tình hình sức khỏe tâm sinh lý của lực lượng bộ đội đặc thù. Phương pháp: Thuần tập hồi cứu. Kết quả: Các lực lượng bộ đội đặc thù có đặc điểm chung về điều kiện môi trường làm việc như: Tiếng ồn lớn, nhiệt độ cao, công việc vất vả, căng thẳng. Ngoài yếu tố chung về đặc điểm chung về môi trường làm việc, thì mỗi đơn vị riêng biệt có những yếu tố ảnh hưởng đặc trưng tác động lên sức khỏe của bộ đội đặc thù như sau: Bộ đội radar: chịu ảnh hưởng rõ rệt của sóng radar; Phi công quân sự: yếu tố ảnh hưởng lớn nhất là âm thanh lớn; Thủy thủ tàu ngầm: không gian làm việc ngột ngạt, thiếu ánh sáng, có hơi khí độc và công việc căng thẳng. Kết luận: Đặc điểm chung của Bộ đội đặc thù có điều kiện làm việc: khó khăn, vất vả và trách nhiệm cao. Cácđơn vị bộ đội cũng có đặc điểm môi trường hoạt động riêng biệt, điều này dẫn đến mỗi đơn vị có đặc điểm về cơ cấu bệnh tật cũng như đặc điểm sức khỏe tâm sinh lý khác nhau.
Tạp chí Y học Việt Nam
Mục tiêu: Mô tả chất lượng cuộc sống (CLCS) của người mắc bệnh thận mạn tính lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 122 người mắc bệnh thận mạn tính (TMT) giai đoạn cuối, điều trị lọc máu chu kỳ tại Khoa Thận – Tiết Niệu bệnh viện Giao thông vận tải năm 2022. CLCS được đánh giá bằng bộ công cụ SF36 (Kém: 0-25 điểm; Trung bình: 26-50; Khá: 51-75; Tốt: 76 – 100). Kết quả: Điểm số chất lượng cuộc sống theo SF36 của người bệnh TMT đạt 51,8 ± 23,7 (trên tổng điểm 100). Điểm trung bình sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần lần lượt là 44,4 ± 26,2 và 59,3 ± 24,1. 16,4% NB có CLCS kém; 35,2% NB có CLCS trung bình; 22,2% NB có CLCS khá; 26,2% NB có CLCS tốt. Kết luận: Điểm CLCS theo SF36 của người bệnh TMT được lọc máu chu kỳ ở mức trung bình (51,8 ± 23,7 trên tổng số 100 điểm), trong đó điểm trung bình sức khỏe thể chất thấp hơn sức khỏe tâm thần (44,4 ± 26,2 với 59,3 ± 24,1). Trong thực hành chăm ...
Tạp chí Y học Việt Nam
Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa độ cứng động mạch bằng phương pháp đo vận tốc lan truyền sóng mạch với một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính (BTTMCBMT). Đối tượng và phương pháp: Nhóm bệnh gồm 61 người bị BTTMCBMT được chẩn đoán xác định bằng phương pháp chụp động mạch vành qua da có hẹp ≥ 50% đường kính lòng mạch và nhóm chứng gồm 31 người nghi ngờ bị BTTMCBMT nhưng chụp động mạch vành không tổn thương. Cả 2 nhóm đều được đo PWV. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm chứng và nhóm bệnh lần lượt là 68,26 ± 6,66 và 70,10 ± 7,15 năm. Nam giới ở nhóm bệnh chiếm tỷ lệ 60,7% cao hơn nữ 39,3%. PWV trung bình của nhóm bệnh (15,66 ± 1,88 m/s) cao hơn nhóm chứng (13,35 ± 1,99 m/s). Tỷ lệ PWV tăng (≥ 14 m/s) ở nhóm bệnh (85,2%) cao hơn nhóm chứng (38,7%) có ý nghĩa. PWV tăng có liên quan với BTTMCBMT với OR = 9,148 (95%CI: 3,327 – 25,153). PWV ở bệnh nhân tăng huyết áp (THA) của nhóm bệnh và chứng tương ứng là: 15,75 ± 1,99 và 13,8 ±...
Tạp chí Y học Việt Nam, 2021
Mục tiêu: Nhận xét các yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng và các thang điểm đột quỵ của BN Đột quỵ nhồi máu não cấp không do nguyên nhân từ tim và khảo sát mối liên quan giữa mức độ hồi phục khi ra viện với các thang điểm đột quỵ. Đối tượng và phương pháp: 159 BN Đột quỵ nhồi máu não lần đầu không do nguyên nhân từ tim được điều trị tại Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 6/2020 đến tháng 1/2021, thời gian nhập viện dưới 7 ngày tính từ khi khởi phát. Kết quả: Các yếu tố nguy cơ đột quỵ: tuổi ≥ 55 83,6%, nam 64,8%, tăng huyết áp 51,6%, đái tháo đường 11,9%, rối loạn lipid 26,4%, béo phì 15,7%, hút thuốc lá 29,6% và uống rượu bia 30,4%. Các thang điểm lúc nhập viện: Điểm GCS trung bình 14,41 ± 1,31 GCS = 15 điểm là 74,2%; điểm NIHSS trung bình 7,47 ± 5,80, NIHSS < 5 điểm là 39,6% và điểm ASPECT trung bình 7,87 ± 1,39, ASPECT > 7 là 71,7%. Lúc ra viện điểm mRS trung bình là 2,19± 1,34, mRS ≤ 2 là 72,3%. Có mối liên quan giữa mức độ hồi phục khi ra viện theo thang điểm mRS ...
Ảnh Hưởng Của Tăng Glucose Máu Đối Với Diễn Biến Và Kết Quả Điều Trị Bệnh Nhân Bỏng Nặng
Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng, 2021
Nghiên cứu này đánh giá sự thay đổi và ảnh hưởng của nồng độ glucose máu đối với diễn biến và kết quả điều trị bệnh nhân người lớn bỏng nặng. Kết quả cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân có tăng glucose máu là 62,13% lúc vào viện và 68,19% ở ngày 21 sau bỏng. Tính trung bình, có 79,04% bệnh nhân tăng glucose máu với nồng độ glucose trung bình là 8,02 ± 1,80mmol/l. Chỉ có 22,58% số bệnh nhân kiểm soát tốt nồng độ glucose máu. Không có bệnh nhân nào tử vong trong nhóm bệnh nhân được kiểm soát tốt nồng độ glucose, trong khi đó, 22,92% bệnh nhân tử vong ở nhóm còn lại (p < 0,05).