Một số yếu tố liên quan đến tiêu viêm chân răng hàm sữa ở bệnh nhân 5 - 8 tuổi (original) (raw)
Related papers
Tạp chí Y học Việt Nam, 2021
Tiêu viêm chân răng sữa là một hiện tượng thường gặp trong thực hành lâm sàng của các bác sĩ răng trẻ em và có thể gây những hậu quả đáng tiếc nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Nghiên cứu nhằm mục đích mô tả tỉ lệ tiêu viêm chân răng ở 1282 răng hàm sữa trên 170 trẻ từ 5 đến 8 tuổi đến khám tại Viện đào tạo Răng Hàm Mặt và Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội năm 2020-2021. Tình trạng tiêu viêm chân răng hàm sữa được đánh giá thông qua hỏi bệnh, khám lâm sàng và khảo sát trên phim panorama. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tiêu viêm chân răng hàm sữa là 23,63%, trong đó tỉ lệ này ở các nhóm răng sâu có tổn thương tủy răng, các răng điều trị tủy kém không làm chụp, các răng trám thất bại lần lượt là 56,77%; 23,1%; 10,23%. Kết luận: nhóm các răng sâu có tổn thương tủy răng trong nghiên cứu có tỉ lệ tiêu viêm chân răng cao nhất trong khi nhóm các răng đã điều trị tủy tốt được làm chụp và nhóm răng trám thành công không thấy có hiện tượng tiêu viêm chân răng.
Một Số Yếu Tố Lâm Sàng Của Răng Khôn Hàm Dưới Ở Nhóm Đối Tượng Có Chỉ Định Nhổ Răng
Tạp chí Y học Việt Nam, 2022
Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, chức năng tim bằng siêu âm Dopper ở bệnh nhân sau ghép thận. Thạc sĩ y học, Nội chung, Học viện Quân Y. 8. S. R. Ommen, R. A. Nishimura, C. P. Appleton. et al. (2000), "Clinical utility of Doppler echocardiography and tissue Doppler imaging in the estimation of left ventricular filling pressures: A comparative simultaneous Doppler-catheterization study". Circulation, 102(15), pp. 1788-94.
Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa, 2018
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm dịch tễ của tiêu chảy cấp do Rotavirus và Norovirus ở trẻ em.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 175 bệnh nhân đến khám, điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 1/2017 đến hết 12/2017 với chẩn đoán tiêu chảy cấp, xác định Rotavirus và Norovirus bằng Realtime PCR đa mồi Taq man probe trên hệ thống ABI 7500.Kết quả: Trong 175 bệnh nhân tiêu chảy cấp có 49 ca nhiễm Rotavirus chiếm 28% (tỉ lệ nam/ nữ là 34/15, p=0,007), 35 ca nhiễm Norovirus chiếm 20% (tỉ lệ nam/ nữ là 21/14, p=0,237), 3 trường hợp đồng nhiễm chiếm 1,8%. Tỉ lệ tiêu chảy cấp nhiễm Rotavirus chủ yếu gặp ở bệnh nhi từ 12 đến dưới 24 tháng tuổi chiếm 40,8%. Tỷ lệ nhiễm Norovirus chủ yếu gặp ở bệnh nhi từ 6 đến 12 tháng tuổi chiếm 42,9%. Nhiễm Rotavirus gặp nhiều nhất vào tháng 10-12 trong khi nhiễm Norovirus gặp rải rác quanh năm.Kết luận: Bệnh nhi tiêu chảy cấp nhiễm Rotavirus chiếm 28% chủ yếu ở trẻ 12 đến dưới 24 tháng , nhiễm Norovirus chiếm 20% chủ yếu ở trẻ 6 đến dưới 12 tháng tuổi. N...
Tạp chí Y học Việt Nam, 2021
Mục tiêu: Nhận xét kết quả trám xoang sâu loại I bằng phương pháp trám răng không sang chấn sử dụng Silver diamine fluoride (SDF) và Glass ionomer cement (GIC). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng trên 103 răng hàm sữa có xoang sâu loại I chưa tổn thương tủy ở 29 trẻ 4-5 tuổi tại Trường mầm non Đức Giang từ tháng 10/2020 đến tháng 06/2021. Kết quả nghiên cứu: Trong tổng số 103 răng hàm sữa có xoang sâu loại I: 68,93% xoang sâu mã 5; 31,07% xoang sâu mã số 6 theo phân loại ICDAS đã được điều trị trám răng. Kết quả điều trị sau 3 tháng: tỷ lệ tốt ở các tiêu chí lưu giữ là 90.29%, kín khít là 89,32%, hình thể là 94.17%. Sau 6 tháng: tỷ lệ tốt ở các tiêu chí lưu giữ là 87.38%, kín khít là 83.5%, hình thể là 93.2%. Không có miếng trám nào sâu tái phát sau theo dõi 3 tháng, 6 tháng. 100% trẻ hài lòng khi được điều trị theo phương pháp này.
Một số yếu tố tiên lượng kết quả dẫn lưu mật ở bệnh nhân teo mật bẩm sinh sau phẫu thuật Kasai
Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa, 2020
Đặt vấn đề: Teo mật bẩm sinh (TMBS) là một trong những dị dạng đường mật hay gặp ở trẻ em. Việc tiên lượng kết quả phẫu thuật Kasai ở bệnh nhân teo mật bẩm sinh hiện còn nhiều khó khăn Mục tiêu: Đánh giá các yếu tố góp phần tiên lượng kết quả dẫn lưu mật sau phẫu thuật Kasai ở bệnh nhân TMBS. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu các bệnh nhân teo mật bẩm sinh (TMBS) được điều trị và theo dõi tại Bệnh viện Nhi Trung ương trong thời gian 2017-1/2019. Các thông số được đánh giá bao gồm: Nồng độ AST, ALT, GGT, ALP, Bilirubin toàn phần, Bilirubin trực tiếp, Albumin, Protein, tiểu cầu trước mổ, nhiễm CMV trước mổ, dấu hiệu TC sign trước và sau mổ, thời gian xuất hiện phân vàng sau mổ, tỉ lệ bilirubin toàn phần và trực tiếp sau mổ 2 tuần so với trước mổ, tình trạng nhiễm trùng đường mật sau mổ, số đợt nhiễm trùng đường mật sau mổ. Các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu được theo dõi ít nhất 6 tháng sau phẫu thuật. Kết quả: Có 117 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu, thời gian theo dõi trung bình 16,97 tháng. 56,4% bệnh nhân dẫn lưu mật thành công sau 6 tháng, 83,8% bệnh nhân sống đến thời điểm kết thúc nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nhóm nhiễm CMV trước mổ các xác suất sống sót kém hơn so với nhóm không nhiễm CMV (p=0,031), TC sign dương tính trước mổ không ảnh hưởng đến kết quả thoát mật song làm ảnh hưởng tới tiên lượng lâu dài. Các bệnh nhân có phân vàng sớm trong 7 ngày sau mổ có khả năng thoát mật tốt gấp 4,464 lần nhóm có phân vàng sau 7 ngày. Tỉ số Bilirubin ở ngày thứ 14/ Bilirubin trước mổ dưới 1,156 dự đoán khả năng thành công với độ nhạy 72,1% độ đặc hiệu 54,2%. Nhiễm trùng đường mật tái diễn dự đoán xác suất tử vong với độ nhạy 84,2%, độ đặc hiệu 48%. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH NHI KHOA I Số 1 (2-2020) I 3 NGHIÊN CỨU Kết luận: Các yếu tố nhiễm CMV trước phẫu thuật, phân vàng sớm trong 7 ngày sau mổ, tỉ số Bilirubin ở ngày thứ 14 và trước mổ, nhiễm trùng đường mật tái diễn có ý nghĩa tiên lượng kết quả dẫn lưu mật sau phẫu thuật Kasai ở bệnh nhân TMBS
Trường Hợp Bệnh Iga Bọng Nước Thành Dải Ở Trẻ Em
Tạp chí Da liễu học Việt Nam
Bệnh IgA bọng nước thành dải là một bệnh da bọng nước tự miễn dưới thượng bì hiếm gặp, gây ra do tự phát hay do thuốc, đặc trưng bởi sự lắng đọng IgA thành dải ở màng đáy. Cơ chế bệnh sinh của bệnh được cho là có liên quan đến nhiều loại kháng nguyên khác nhau kết hợp với kháng thể ở các vị trí trên màng đáy. Căn nguyên chính xác của bệnh chưa được biết tới nhưng bệnh có thể liên kết với một số bệnh mạn tính, ác tính. Chẩn đoán bệnh có thể gặp khó khăn vì sự không phổ biến của bệnh và các triệu chứng lâm sàng, thương tổn da không điển hình. Bệnh da bọng nước IgA thành dải có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em với các tên gọi khác nhau. Ở trẻ em, bệnh được gọi là bệnh da bọng nước mạn tính ở trẻ em (chronic bullous disease of childhood- CBCD), trong khi ở người lớn bệnh được gọi là bệnh IgA thành dải (LAD). Chúng tôi giới thiệu một ca lâm sàng bệnh IgA bọng nước thành dải ở trẻ em, có những đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm không điển hình, khó khăn trong chẩn đoán và chậm đáp ứng ...
Loạn sản xơ cốt hóa tiến triển ở trẻ em: báo cáo ca bệnh
Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa
Loạn sản xơ cốt hoá tiến triển (FOP- Fibrodysplasia ossificans progressiva)hay còn gọi là hội chứng “stone man” là một bệnh lý di truyền của mô liên kết, rất hiếm gặp với đặc trưng là quá trình cốt hoá từ từ của mô liên kết, đặc biệt là gân, dây chằng và cơ. Bệnh ảnh hưởng rất lớn đến chức năng vận động, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, khi tiến triển đến giai đoạn nặng, bệnh có thể gây tử vong. Chúng tôi trình bày 2 ca bệnh FOP lần đầu tiên được báo cáo tại Việt Nam. 2 ca bệnh là trẻ 26 tháng và 4 tuổi cùng nhập viện Nhi Trung Ương năm 2020, các bệnh nhân có dấu hiệu bàn chân Hallux valgus đặc trưng của bệnh kèm theo biểu hiện cốt hóa cơ ở nhiều vị trí. Do lần đầu tiên được ghi nhận nên cả 2 trẻ đều trải qua sinh thiết cơ và cuối cùng chẩn đoán xác định nhờ tìm thấy đột biến gen ACVR1. Kết luận: FOP là bệnh lý rất hiếm gặp và gây di chứng nặng nề cho trẻ. Bệnh cần được phát hiện sớm, hạn chế can thiệp, tránh các đợt bùng phát bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ.
Nghiên cứu đặc điểm miễn dịch và một số yếu tố nguy cơ mắc sởi nặng ở trẻ em năm 2014
Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa, 1970
Mục đích nghiên cứu: Sự thay đổi CD4, CD8, trên bệnh nhân sởi và một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tình trạng miễn dịch của trẻ mắc sởi.Phương pháp: Mô tả một loạt các ca bệnh.Kết quả: 125 ca bệnh (58,6%) trẻ mắc sởi sớm trước 12 tháng tuổi, trong đó có 12% < 6 tháng tuổi, 41,8% trẻ giảm CD4, 51,8% trẻ CD8 <31%, 14,1 % CD4 giảm nặng <500, 18,4% trẻ CD8 giảm <500. 50% trường hợp giảm CD4 và CD8 có sự tương đồng giữa giảm tỷ lệ % và trị tuyệt đối.Kết luận: CD4, CD8 giảm làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và nhiễm virus nhóm khác trên trẻ mắc sởi.Từ khóa: sởi, suy giảm miễn dịch, nhiễm trùng
Tổng Quan Về Viêm Mũi Xoang Mạn Tính Ở Người Cao Tuổi
Tạp chí Y học Việt Nam
Bệnh viêm mũi xoang mạn tính (VMXMT) ở những người cao tuổi thường khó điều trị, mỗi đợt điều trị kéo dài và bệnh hay tái phát vì hay có các bệnh nền như đái tháo đường, suy thận, viêm phế quản mạn, COPD, suy giảm hệ thống miễn dịch… với nguy cơ biến chứng từ những đợt viêm cấp cao hơn. Điều trị VMXMT ở người cao tuổi có nhiều quan điểm nhất là về các quan điểm sử dụng thuốc có chứa corticoid và kháng sinh kéo dài. Để có một cách nhìn tổng quan hơn về các phương pháp điều trị VMXMT ở người cao tuổi, giúp bác sĩ tai mũi họng cân nhắc, đánh giá, đưa ra chỉ định điều trị phù hợp với nhóm người cao tuổi bị viêm mũi xoang mạn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tổng quan về bệnh lý VMXMT ở người cao tuổi. Kết quả: 36 bài báo đạt tiêu chuẩn nghiên cứu. Điều trị nội khoa kéo dài với kháng sinh liều thấp, an toàn cho thận được ưu tiên sử dụng. Tuổi đóng một vai trò quan trọng trong sinh lý bệnh, triệu chứng, mức độ nặng và kết quả điều trị VMXMT. Một số yếu tố liên quan: Hệ vi khuẩn mũi xoang ở...
Tạp chí Y Dược học Cần Thơ
Đặt vấn đề: Nội soi thực quản-dạ dày-tá tràng không những là phương pháp chẩn đoán chính xác tổn thương xuất huyết do loét dạ dày-tá tràng mà còn có hiệu quả cầm máu cao. Tuy nhiên, thời điểm nội soi ở những bệnh nhân xuất huyết tiêu hoá do loét dạ dày-tá tràng vẫn còn nhiều tranh cãi. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Khảo sát các thời điểm nội soi và một số yếu tố liên quan; (2) Đánh giá kết quả điều trị theo các thời điểm nội soi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang có phân tích, tiến hành trên 239 bệnh nhân xuất huyết tiêu hoá do loét dạ dày-tá tràng điều trị từ 8/2022 đến 4/2023. Kết quả: Nội soi khẩn cấp (<12 giờ) 21,76%, nội soi sớm (12-24 giờ) 16,32%, nội soi trì hoãn (>24 giờ) 61,92%; có mối liên quan với số đơn vị máu truyền, kích thước ổ loét, thời gian nằm viện và kết quả điều trị chung (p<0,05). Tỷ lệ bệnh nhân được cầm máu qua nội soi là 64,85%, tỷ lệ cầm máu ban đầu thành công chung là 96,13%, cầm máu ban đầu thất bại chỉ xảy ra ở...