Corrosion inhibition of Henna leaf powder on steel substrates in acidic environment (original) (raw)

Đánh Giá Khả Năng Chống Oxy Hóa Của Dịch Chiết Hành, Tỏi, Hành Tăm Và Ứng Dụng Trong Bảo Quản Dầu Lạc Truyền Thống

Tạp chí Khoa học và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế

Chất chống oxy hóa của hành, tỏi và hành tăm được chiết với ethanol 99% ở các tỷ lệ nguyên liệu : dung môi 1:2; 1:3 và 1:4 (w/v). Tỷ lệ 1:4 có hiệu suất chiết cao nhất ở cả 3 loại nguyên liệu, trong đó, tỏi có hiệu suất thu hồi cao chiết cao nhất, đạt 19,81% so với 18,23% và 16,90% của hành tăm và hành. Phương pháp bắt gốc tự do DPPH (2,2 – Diphenyl – 1 –picrylhydrazyl) được sử dụng để đánh giá khả năng chống oxy hóa của cao chiết hành, tỏi và hành tăm. Tỷ lệ bắt gốc tự do của cao chiết tỏi cao hơn so với hành tăm và hành ở tất cả các nồng độ khảo sát, 300, 600 và 900 µg/L. Nồng độ cao chiết càng cao, tỷ lệ bắt gốc tự do càng lớn. Ở nồng độ 900 µg/L của cao chiết tỏi, hành tăm và hành, tỷ lệ bắt gốc tự do đạt lần lượt 51,13%, 48,97% và 20,78%. Bổ sung cao chiết tỏi vào dầu lạc truyền thống ở nồng độ 900 µg/L giúp duy trì được chất lượng của dầu trong 8 tháng khi các chỉ tiêu peroxide (9,94 meqO2/kg), acid (4,19 mgKOH/g), xà phòng (198,21 mgKOH/g) và iodine (80,04 Wijs) vẫn trong giớ...

Đánh Giá Độc Tính Cấp Tính Của Cao Chiết Hạt Cà Phê Xanh Việt Nam Trên Động Vật Thực Nghiệm

Tạp chí Y học Việt Nam, 2022

Mục tiêu: Đánh giá độc tính cấp tính của cao chiết hạt cà phê xanh Việt Nam trên chuột nhắt trắng. Phương pháp: Độc tính cấp tính được đánh giá qua 2 pha: Pha dò liều và pha đánh giá. Pha dò liều được thực hiện với mỗi liều 2 chuột nhắt để tìm ra liều gây chết 1 trong 2 chuột. Pha đánh giá được thực hiện nhằm xác định liều LD50 với các liều lấy cơ sở từ pha dò liều. Các dấu hiệu nhiễm độc của chuột hoặc chuột chết ở cả hai pha đều được theo dõi trong 72 giờ sau khi uống cao chiết hạt cà phê xanh. Kết quả: Ở pha dò liều: với liều 5000mg/kg vẫn không làm chết 1 trong 2 chuột được thử nghiệm. Ở pha đánh giá, trong 72 giờ theo dõi, không thấy có dấu hiệu nhiễm độc ở chuột và không có chuột chết, trọng lượng chuột không bị giảm, hình ảnh vi thể của gan và thận của chuột hoàn toàn bình thường ở tất cả các liều cao chiết thử nghiệm là 500mg/kg, 1000mg/kg, 2000mg/kg và 5000mg/kg. Kết luận: Cao chiết hạt cà phê xanh là an toàn. Liệu độc tính LD50 của cao chiết hạt cà phê xanh là lớn hơn 5000...

Thành Phần Hóa Học Và Hoạt Tính Chống Oxy Hóa Của Cao Chiết Từ Phần Trên Mặt Đất Của Cây Cơm Rượu Hoa Nhỏ (Glycosmis Parviflora (Sims) Little)

TNU Journal of Science and Technology, 2021

Loài Cơm rượu hoa nhỏ (Glycosmis parviflora (Sims) Little) được sử dụng trong y học cổ truyền nước ta để chữa cảm mạo, ho, ăn uống không tiêu... Các nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài này còn ít. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định hàm lượng phenolic tổng, flavonoid toàn phần và đánh giá tác dụng chống oxy hóa của cao toàn phần và các cao phân đoạn từ phần trên mặt đất cây Cơm rượu hoa nhỏ. Phenolic tổng, flavonoid toàn phần và hoạt tính chống oxy hóa được xác định bằng phương pháp quang phổ sử dụng thuốc thử lần lượt là Folin-Ciocalteu, AlCl3 và dung dịch 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH) trong methanol. Kết quả cho thấy, cao ethyl acetat có hàm lượng phenolic tổng cao nhất, tương đương147,47± 0,33mgQAE/g cao chiết; cao n-hexane có hàm lượng flavonoid toàn phần cao nhất, tương đương132,71 ± 0,14mg QE/g cao chiết; hoạt tính chống oxy hóacủa cao ethylacetat mạnh nhất với IC50 = 36,36 ± 0,10 μg/mL và cao n-hexane kém nhất với IC50 = 416,65 ±...

Bào chế và khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa của hệ vi hạt từ fibroin tơ tằm chứa dịch chiết hoa Wedelia trilobata L

Can Tho University Journal of Science

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng tải các hợp chất polyphenol từ dịch chiết hoa sài đất ba thùy (Wedelia trilobata L. - WT) vào vi hạt fibroin tơ tằm và khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa của các sản phẩm, sử dụng phương pháp DPPH (2,2-Diphenyl-1-picrylhydrazyl). Dịch chiết được nạp vào vi hạt bằng phương pháp đồng ngưng tụ. Hệ vi hạt fibroin chứa dịch chiết có kích thước trung bình là 7,11 µm, hiệu suất tải dịch chiết khá cao (74,13%) và có khả năng kiểm soát quá trình giải phóng polyphenol trong hệ đệm pH 7,4. Hơn nữa, dịch chiết WT có hoạt tính kháng oxy hóa rất cao (IC50=8,67 µg/mL) và vi hạt sau khi được tải dịch chiết cũng giữ được khả năng kháng oxy hóa (ở các mốc thời gian 30, 90, 180 phút, lần lượt là 27,89%, 44,75%, 52,61%). Do hệ vi hạt có khả năng giải phóng hoạt chất có kiểm soát, dẫn đến khả năng kháng oxy hóa của hệ phụ thuộc vào thời gian. Tóm lại, hệ vi hạt chứa cao WT là một ứng dụng tiềm năng cho các dạng thuốc phóng thích có kiểm soát.

Nghiên cứu chiết tách cao chiết hạt củ đậu (Pachyrhizus erosus) có chứa rotenone và khảo sát hoạt tính kháng sâu ăn tạp (Spodoptera litura)

Can Tho University Journal of Science

Cùng với sự phát triển của nông nghiệp, các chế phẩm sinh học được đẩy mạnh nghiên cứu bởi tính thân thiện với môi trường, an toàn với người sử dụng và hạn chế sâu hại kháng thuốc. Nghiên cứu này nhằm xây dựng quy trình chiết tách cao chiết từ hạt củ đậu (Pachyrhizus erosus) có chứa hoạt chất rotenone, một hoạt chất tiềm năng có hiệu lực tiêu diệt sâu ăn tạp (Spodoptera litura). Cao chiết hạt củ đậu được chiết tách thành công bằng phương pháp ngâm chiết trong chloroform ở 2 lần chiết với tỉ lệ bột mẫu: dung môi là 1:5 (g/mL) trong 48 h. Sự hiện diện rotenone được định tính với thuốc thử và phương pháp sắc ký lớp mỏng với 0,14% về hàm lượng được ghi nhận bằng LC/MS/MS. Hiệu lực tiêu diệt sâu ăn tạp tốt nhất ở nồng độ cao chiết 15 g/L sau 4 giờ cùng thể tích phun 25 mL thông qua đường vị độc. Hơn nữa, chế phẩm sinh học được phối chế từ cao chiết hạt củ đậu có hiệu quả tương đương với các sản phẩm sinh học thương mại có trên thị trường.

Ứng Dụng VI Bao Giọt Tụ Trong Công Nghiệp Thực Phẩm

Can Tho University Journal of Science

Vi bao là phương pháp hiệu quả giúp bảo quản các chất sinh học. Thông qua cơ chế bao gói của các polymer có nguồn gốc từ protein, polysaccharide, các hợp chất tự nhiên (polyphenol, carotenoid, …) cũng như vi sinh vật có lợi (nấm men, probiotic) giúp bảo vệ trong các điều kiện bất lợi của môi trường. Ứng dụng các hạt vi bao trong chế biến thực phẩm giúp sản phẩm kéo dài thời gian sử dụng, nâng cao khả năng kháng oxy hóa và cải thiện khả năng sống sót của probiotic.

Tiềm Năng Ứng Dụng Xạ Khuẩn Trong Xử Lý Nước Thải Giàu Tinh Bột

Journal of Science and Technology - IUH, 2021

Xạ khuẩn là nhóm vi khuẩn có khả năng sinh tổng hợp nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học và đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong nghiên cứu này, 20 chủng xạ khuẩn đã được phân lập và 10 chủng xạ khuẩn có khả năng sinh tổng hợp amylase ngoại bào đã được tuyển chọn. Qua định danh sơ bộ, chúng tôi xác định được 2 chủng VTXK10 và VTXK11 có sự tương đồng với xạ khuẩn Amycolaptosis sp., trong khi chủng RBXK3 có độ tương đồng với chủng xạ khuẩn Streptomyces canus. Chế phẩm xạ khuẩn được sử dụng xử lý nước thải giàu tinh bột, kết quả cho thấy chỉ số BOD5 giảm 61,6-65,1%, giá trị COD giảm 48,7-53,8% và hàm lượng tinh bột tương đối trong nước thải giảm 31,1-38,4%. Ngoài ra, pH của nước thải sau xử lý đã tiệm cận với giá trị trung tính. Thử nghiệm ảnh hưởng của nước thải được xử lý lên sự phát triển của hạt đậu xanh cho thấy hạt đậu xanh phát triển tương tự như trong đối chứng được tưới với nước cất. Nghiên cứu này đã cho thấy tiềm năng ứng dụng của xạ khuẩn trong xử lý nước ...

Nghiên Cứu Đa Dạng Hóa Các Sản Phẩm Từ Chuối Tiêu Hồng Trên Địa Bàn Hà Nội

Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm

Chuối tiêu hồng là giống cây ăn quả đặc sản của nước ta có chất lượng thơm ngon, vỏ màu vàng đẹp được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên quả chuối tiêu hồng thường chỉ sử dụng ở dạng quả tươi kể cả việc tiêu thụ trong nước hay xuất khẩu. Điều này đã dẫn đến dư thừa khi chuối tiêu hồng được mùa. Mục tiêu nghiên cứu là tạo ra các sản phẩm từ quả chuối tiêu hồng nhằm nâng cao giá trị của quả. Kết quả: 1) Ứng dụng công nghệ chiên chân không để tạo ra sản phẩm chuối chiên có màu vàng sáng, trạng thái giòn, độ ẩm 4,2%, hàm lượng chất béo 7,4%; 2) Ứng dụng công nghệ sấy phun để tạo ra sản phẩm bột chuối sấy có màu trắng kem, thơm đặc mùi chuối, tơi, mịn; độ ẩm 3,3%; hàm lượng đường tổng 92,6%; hàm lượng protein 1,4%; hàm lượng gluxid 94,1%; 3) Ứng dụng công nghệ enzyme để tạo ra được sản phẩm tinh bột chuối có màu trắng, mùi đặc trưng tinh bột chuối, bột tơi, khô, mịn; độ ẩm: 10,24%; hàm lượng tro 0,11%; hàm lượng protein 0,12%; hàm lượng tinh bột 87,67%.