Thực Trạng Chuẩn Bị Người Bệnh Trước Phẫu Thuật Có Kế Hoạch Của Điều Dưỡng Tại Khoa Ngoại Tiết Niệu – Bệnh Viện Đại Học y Hà Nội (original) (raw)

Thực Trạng Tự Quản Lý Của Người Bệnh Đái Tháo Đường Type 2 Điều Trị Ngoại Trú Tại Bệnh Viện Thanh Nhàn Năm 2022

Tạp chí Y học Việt Nam

Mục tiêu: (1) Đánh giá mức độ tự quản lý của người bệnh đái tháo đường type 2. (2) Xác định một số yếu tố liên quan đến tự quản lý của người bệnh đái tháo đường type 2 đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn trên 354 người bệnh (NB) đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2022 từ tháng 8 năm 2022 đến tháng 12 năm 2022. Kết quả: tỷ lệ nam/nữ: 38,4%/61,6%; tuổi trung bình 64,83±11,43; <60 tuổi (26,3%), từ 60 -70 tuổi (42,7%), >70 tuổi (31,1%); thời gian mắc bệnh ≥10 năm (36,7%), từ 5-10 năm (36,2%),<5 năm (27,1%); có kiến thức về bệnh (90,4%), không có kiến thức về bệnh (9,6%); tuân thủ dùng thuốc đái tháo đường đều, theo đơn (69,5%), không đúng thuốc theo đơn (30,5%); khám đúng hẹn (79,4%); khám không đúng theo hẹn (20,6%); tuân thủ chế độ ăn, tiết chế: trong tuần (47,2%), trong tháng (45,8%), cao nhất là ăn trái cây, rau quả (48,6%); hoạt độn...

Tình Hình Nhiễm Trùng Tiết Niệu Ở Phụ Nữ Mang Thai Tại Bệnh Viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng

Tạp chí Y học Việt Nam, 2022

Đặt vấn đề: Nhiễm trùng tiết niệu là một bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng đặc biệt cao ở nữ giới và nhóm tuổi đang hoạt động sinh dục, ở người có thai, phụ nữ mãn kinh. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm trùng tiết niệu ở phụ nữ mang thai đến khám tại bệnh viện Phụ Sản – Nhi Đà Nẵng và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến nhiễm trùng tiết niệu ở thai phụ. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 149 phụ nữ mang thai đến khám tại bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng từ 01- 06/2020. Các thai phụ được phỏng vấn, thăm khám và làm xét nghiệm nước tiểu nhằm xác định tỉ lệ nhiễm trùng tiết niệu, khảo sát tác nhân gây bệnh và các yếu tố liên quan. Kết quả: Tỷ lệ NTTN ở thai phụ là 13,4% trong đó đều là nhiễm trùng niệu không triệu chứng. Tác nhân gây NTTN là Staphylococcus 60,0%; tiếp theo là S. aureus 25,0%; E. coli 5,0%; K. pneumoniae 5,0% và Candida sp 5,0%. Kết quả nghiên cứu cho thấy NTTN không có mối liên quan với tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thai kỳ, số lần mang thai, số lầ...

Nghiên cứu hiện trạng và lập kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội

Vietnam Journal of Hydrometeorology

Tóm tắt: Nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát để đánh giá quy mô, mức độ phát sinh chất thải rắn y tế tại các bệnh viện/ cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó xác định phương án thu gom, vận chuyển và xử lý cho dòng thải này. Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Hà Nội có tổng số khoảng 3.676 cơ sở khám chữa bệnh, bao gồm: cơ sở khám chữa bệnh tuyến trung ương; cơ sở y tế cấp thành phố; cơ sở y tế tuyến quận/huyện/thị xã; trạm y tế xã/phường/thị trấn và các cơ sở y tế tư nhân. Theo thống kê, tổng lượng chất thải y tế phát sinh trên địa bàn thành phố khoảng 27.522 kg/ngày; trong đó chất thải rắn y tế nguy hại khoảng 8.448 kg/ngày (khoảng 30%), chất thải rắn không nguy hại khoảng 19.074 kg/ngày. Nghiên cứu đề xuất phương án thu gom, vận chuyển và xử lý theo các phương thức: mô hình xử lý tại chỗ; mô hình xử lý theo cụm; mô hình xử lý tập trung. Phương án đề xuất dựa trên khối lượng phát sinh, quãng đường vận chuyển, công suất, công nghệ xử lý, chi phí xử lý… tiến tới có thể giúp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn y tế tại Hà Nội. Từ khóa: Chất thải y tế; Bệnh viện/cơ sở y tế; Thu gom; Vận chuyển; Xử lý.

Ảnh Hưởng Của Chất Lượng Tinh Dịch Tới Tỷ Lệ Thụ Tinh Trong Thụ Tinh Trong Ống Nghiệm Tại Trung Tâm HTSS & CN Mô Ghép Bệnh Viện Đại Học y Hà Nội Năm 2020 – 2021

Tạp chí Y học Việt Nam

Mục tiêu: đánh giá ảnh hưởng của tinh dịch đồ lên tỷ lệ thụ tinh của thụ tinh trong ống nghiệm. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu hồi cứu trên 660 cặp vợ chồng làm thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) từ 11/2020 đến 12/2021. So sánh tỷ lệ thụ tinh của noãn trưởng thành (MII) giữa các nhóm: tinh trùng thủ dâm và tinh trùng trích xuất; tinh trùng tươi và tinh trùng đông lạnh; tinh trùng yếu, tinh trùng ít và trinh trùng dị dang. Kết quả: Tỷ lệ thụ tinh ở nhóm tinh trùng thủ dâm và tinh trùng trích xuất là 0,78 ± 0,20 % và 0,75 ± 0,24 % (p>0,05); ở nhóm tinh trùng tươi và tinh trùng đông lạnh là 0,77 ± 0,20% và 0,81 ± 0,16 % (p>0,05). Tỷ lệ thụ tinh ở nhóm tinh trùng yếu (1), tinh trùng ít (2) và tinh trùng dị dạng (3) lần lượt là: 0,80 ± 0,20 %, 0,68 ± 0,27 % và 0,81 ± 0,18 %. (p2-3) < 0,05). Kết luận: đông lạnh tinh trùng và kỹ thuật lấy mẫu tinh dịch không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh khi làm TTTON. Bất thường về mật độ tinh trùng làm giảm rõ rệt tỷ lệ thụ tinh của no...

Đánh Giá Kết Quả Khoá Đào Tạo Nâng Cao Kiến Thức Chăm Sóc Người Bệnh Đặt Buồng Tiêm Truyền Của Điều Dưỡng Bệnh Viện Đại Học y Hà Nội

Tạp chí Y học Việt Nam

Nghiên cứu mô tả đánh giá kiến thức của 111 điều dưỡng bệnh viện Đại Học Y Hà Nội trước và sau đào tạo nâng cao kiến thức chăm sóc người bệnh đặt buồng tiêm truyền. Điều dưỡng được phỏng vấn bằng một bộ câu hỏi trước và sau đào tạo để khai thác các đặc điểm về nhân khẩu học, kinh nghiệm công tác, kiến thức chăm sóc người bệnh đặt buồng tiêm truyền, các biến chứng liên quan đến buồng tiêm truyền. Kết quả: tuổi trung bình 29,9 ± 5,4 tuổi, 73% nữ, 27% nam. 60,4% điều dưỡng có thời gian công tác dưới 5 năm. Nhóm điều dưỡng trình độ đại học và sau đại học chiếm tỉ lệ cao 69,4%, không có điều dưỡng trung cấp. Đa số điều dưỡng chưa được đào tạo về chăm sóc bệnh nhân có buồng tiêm truyền trước đó (77,5%). Điểm trung bình kiến thức của điều dưỡng trước đào tạo là 14,45 ± 3,77, sau đào tạo là 20,91 ± 3,74, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Có mối liên quan giữa nhóm tuổi, giới tính, trình độ, khoa công tác, thời gian công tác, và kinh nghiệm chăm sóc buồng truyền với điểm tr...

Phẫu Thuật Nội Soi Đặt Mảnh Ghép Hoàn Toàn Ngoài Phúc Mạc Điều Trị Thoát Vị Bẹn Ở Bệnh Nhân Trên 40 Tuổi Năm 2020 – 2022

Tạp chí Y Dược học Cần Thơ

Đặt vấn đề: Thoát vị bẹn là một bệnh lý ngoại khoa thường gặp, có nhiều phương pháp điều trị bao gồm mổ mở và nội soi. Tại Cần Thơ, phẫu thuật nội soi đặt mảnh ghép hoàn toàn ngoài phúc mạc điều trị thoát vị bẹn ở những bệnh nhân trên 40 tuổi chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu này. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phân loại thoát vị bẹn ở bệnh nhân trên 40 tuổi; 2. Đánh giá kết quả điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật nội soi đặt mảnh ghép hoàn toàn ngoài phúc mạc ở bệnh nhân trên 40 tuổi tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ và Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang ở 80 bệnh nhân trên 40 tuổi, được điều trị thoát vị bẹn bằng phương pháp phẫu thuật nội soi đặt mảnh ghép hoàn toàn ngoài phúc mạc. Kết quả: Độ tuổi trung bình là 59,1 ± 11,6. Có 11,2% bệnh nhân thoát vị bẹn 2 bên, thoát vị bẹn bên phải 52,5%, bên trái 36,3%....

Tình Trạng Dinh Dưỡng Của Thai Phụ Mắc Đái Tháo Đường Thai Kỳ Tại Bệnh Viện Nội Tiết Trung Ương Năm 2020-2021

Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm

Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp hồi cứu nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng trước khi mang thai và một số đặc điểm về tiền sử sản khoa, yếu tố nguy cơ ở 173 thai phụ mắc Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) khám và điều trị nội trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung Ương năm 2020- 2021. Kết quả: Độ tuổi mắc ĐTĐTK cao nhất từ 21- 34 tuổi chiếm 70%. Tình trạng dinh dưỡng trước khi mang thai: Tỉ lệ nhẹ cân (BMI<18,5), bình thường (BMI từ 18,5- 22,9) và thừa cân béo phì (BMI 23) lần lượt là 5%, 61% và 34%. Trung bình năng lượng tiêu thụ là 1991,1 ± 414,1 kcal/ngày, đa số thai phụ tiêu thụ năng lượng cao hơn so với nhu cầu là 64,7%. Giá trị trung bình đường huyết lúc đói là 5,6 1,6 mmol/l, sau 1 giờ là 11,9±2,5 mmol/l và sau 2 giờ là 10,4 ± 2,9 mmol/l. Tuổi trung bình mắc ĐTĐTK là 31,2 4,7 tuổi, thai phụ trong nhóm từ 21-34 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là 70%. Tiền sử sảy thai/ nạo phá thai chiếm tỉ lệ 36,9% và gia đìnhmắc ĐTĐ thế hệ thứ nhất là 41,8%. Kết luận: Thừa cân, béo phì trước mang thai ...

Đánh Giá Mối Liên Quan Giữa Bmi, Số Đo Vòng Bụng Và Một Số Thói Quen Sinh Hoạt Tới Chất Lượng Tinh Dịch Của Nam Giới Đến Xét Nghiệm Tại Bệnh Viện Đại Học y Hà Nội 2020 - 2021

Tạp chí Y học Việt Nam

Mục tiêu: Khảo sát bước đầu mối liên quan giữa BMI và số đo vòng bụng, một số thói quen sinh hoạt với các chỉ số tinh dịch đồ của nam giới đến xét nghiệm tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 12 năm 2021. Đối tượng và Phương pháp: mô tả cắt ngang 296 trường hợp nam giới đến xét nghiệm tinh dịch tại trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Công nghệ mô ghép, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong thời gian từ tháng 9/2020 đến tháng 12/2021. Kết quả: Tỷ lệ mẫu có bất thường về mật độ ở nhóm thiếu cân, thừa cân, béo phì tương ứng là 33,3%, 22,2%, 20%, trong khi nhóm có cân nặng bình thường là 13,3%. Tỷ lệ tinh dịch đồ có bất thường về hình thái ở nhóm thiếu cân, thừa cân, béo phì tương ứng là 50%, 40,7%, 28%, trong khi nhóm có cân nặng bình thường là 20%. Tỷ lệ tinh dịch đồ bất thường ở nhóm có WC ≥90 cm là 52% cao hơn so với tỷ lệ tinh dịch đồ bất thường ở nhóm có số đo vòng bụng WC <90 cm là 43,5%. Tỷ lệ tinh dịch đồ bất thường nhóm không tập thể dục hàng ngày, nhóm thỉnh th...

Sự Hài Lòng Của Người Bệnh Mắc COVID-19 Tại Bệnh Viện Dã Chiến - Đại Học Kỹ Thuật y Tế Hải Dương

Tạp chí Y học Việt Nam

Nghiên cứu nhằm mô tả sự hài lòng và một số yếu tố liên quan của người bệnh mắc Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến – Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 206 người bệnh được chẩn đoán Covid-19 điều trị tại Bệnh viện dã chiến – Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2021. Sự hài lòng của người bệnh được đo lường bằng bộ câu hỏi khảo sát sự hài lòng của người bệnh nội trú chung do Bộ Y tế ban hành và được chỉnh sửa cho phù hợp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ hài lòng chung của người bệnh mắc Covid-19 điều trị nội trú là 92,7%. Trong đó, tỷ lệ hài lòng về giao tiếp và tương tác với nhân viên y tế là cao nhất (98,1%); tiếp theo là khả năng tiếp cận ban đầu (94,2%); kết quả cung cấp dịch vụ (93,7%); cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh (92,7%); dinh dưỡng trong quá trình điều trị (90,8%); sự minh bạch thông tin và thủ tục khám bệnh, điều trị (86,9%). Tuổi (OR: 1,9; 95% CI: 1,46-2,46) và triệu chứng lâm sàng của Covid-19 (OR: 0,...