Cái hay của tiếng Việt qua ngôn từ nghệ thuật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (original) (raw)


Trong Trí Khùng tự truyện, Nguyễn Trí cho rằng: “Với tôi, đơn giản, văn chương phải khiến con người trở nên hướng thiện” (Nguyễn Trí, 2017c). Nhận định trên cũng chính là quan niệm nghệ thuật thể hiện rõ cảm hứng nhân văn trong từng trang viết của ông. Là một nhà văn để lại nhiều dấu ấn của văn học Việt Nam đương đại, Nguyễn Trí khá thành công ở thể loại truyện ngắn khi viết về những mảnh đời cơ cực dưới đáy xã hội, những phận người bất hạnh vật lộn mưu sinh bị đẩy đến tận cùng khổ đau để phơi bày những mặt trái của xã hội; đằng sau vẫn lấp lánh khát vọng sống lương thiện, được làm người đàng hoàng, tử tế và mong mỏi hạnh phúc đời thường dù bé mọn, giản dị.

Uyển ngữ chỉ cái chết trong các ngôn ngữ khác nhau là đề tài thú vị cho nhiều nghiên cứu. Uyển ngữ chỉ cái chết trong tiếng Anh và tiếng Việt được một số nghiên cứu chỉ ra, tuy nhiên chưa có nhiều công bố về phương pháp dịch uyển ngữ chỉ cái chết từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Nghiên cứu này, với dữ liệu trích xuất từ 63 bài diễn văn tiếng Anh, đã so sánh và phân tích các uyển ngữ chỉ cái chết trong tiếng Anh và các phương án dịch sang tiếng Việt, theo khung lý thuyết dựa trên các phương pháp dịch uyển ngữ do Barnwell (1980), Duff (1989), và Larson (1998) đề xuất. Kết quả cho thấy phương pháp dịch uyển ngữ chỉ cái chết tiếng Anh thành uyển ngữ tương đương trong tiếng Việt là phổ biến nhất (chiếm 67,56% dữ liệu), phương pháp dịch thành uyển ngữ không tương đương ít phổ biến hơn (chiếm 21,62%), và phương pháp dịch trực tiếp uyển ngữ chỉ cái chết ít phổ biến nhất (chiếm 10,81%). Các uyển ngữ chỉ cái chết được dịch thành uyển ngữ không tương đương thường mang sắc thái trang trọng và phù ...

Trong ngôn ngữ của một quốc gia, thành ngữ được quen dùng trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong văn học và là một di sản quý báu. Do đó, thành ngữ cần được nghiên cứu từ nhiều góc độ. Để hiểu và sử dụng đúng các thành ngữ, chúng ta cần có hiểu biết về thành ngữ ở các bình diện cấu trúc ngữ pháp, các yếu tố tâm lý, tôn giáo, văn hóa và ngữ cảnh sử dụng. Bài viết này tìm hiểu thành ngữ so sánh trên hai mặt đặc trưng ngôn ngữ và đặc trưng văn hóa tiếng Anh và tiếng Việt. Đặc biệt là các tác giả đã cố gắng xác định những tương đồng và khác biệt ở bình diện sử dụng đối với các thành ngữ so sánh trong mười bốn truyện ngắn và tiểu thuyết tiếng Anh và tiếng Việt. Với những phát hiện trong nghiên cứu này, các tác giả mong muốn, ở mức độ có thể, giúp độc giả sử dụng đúng các thành ngữ trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.Idioms, as a part of a language, are commonly used in not only daily communication but also literature and considered a valuable heritage. Therefore, idioms should be st...

Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX được xem là giai đoạn “giao thời”, với sự đấu tranh giữa thơ Cũ và thơ Mới, giữa truyền thống và cách tân, tồn tại nhiều khuynh hướng, dòng phái khác nhau. Từ góc độ thể loại, không ít người cho đây là thời điểm thơ tự do thắng thế, thơ Đường luật nói chung bị xem là hết mùa, lỗi thời. Song vẫn còn đó một minh chứng hùng hồn cho sự hiện diện của thơ Nôm Đường luật Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XX, đó là Nôm Đường luật Phan Bội Châu. Bài viết trên cơ sở chỉ ra một vài đặc điểm về ngôn ngữ trong thơ Nôm Đường luật Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế, từ đó cho thấy những đổi mới, cách tân của Phan Sào Nam trong việc sử dụng thể thơ truyền thống của dân tộc.

Điểm nhìn trần thuật là một yếu tố khơi mở cái nhìn mới về vấn đề Nữ quyền trong văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ. Khai thác từ góc độ điểm nhìn vừa cho thấy nội dung táo bạo lại cho thấy tài năng độc đáo của nữ nhà văn Thụy Vũ khi nói đến những rào cản và sự bứt phá của nữ giới miền Nam giữa thế kỉ XX. Từ đó, khẳng định đóng góp quan trọng của Thụy Vũ trong Văn học Nữ Việt Nam.

Bài viết trình bày kết quả khảo sát trong thơ Tố Hữu xét về mặt hình thức. Trên cơ sở xác định đơn vị liên kết trong văn bản thơ là dòng thơ, bài viết đã miêu tả, làm rõ đặc điểm của lặp ngữ pháp trong thơ Tố Hữu xét ở 3 mặt: cấu trúc (với các kiểu lặp đủ, lặp thừa, lặp thiếu, lặp thừa, lặp khác), số lần lặp (lặp đơn và lặp phức) và tính chất (với các kiểu lặp liền và lặp cách).

Những tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2000 được tổ chức theo mô hình cốt truyện sự kiện có khả năng bao quát hiện thực đời sống của con người Việt Nam trong những không gian xã hội rộng lớn, mang tính thời sự rõ nét. Điều đó tạo cho người đọc cảm giác câu chuyện đang được kể ở thời điểm “hiện tại”, “bây giờ”. Sự xuất hiện phổ biến của các tiểu thuyết có cốt truyện sự kiện cho thấy nhu cầu được nói thật, nhu cầu được nhận thức lại những vấn đề của lịch sử, xã hội từ một góc độ khách quan, không né tránh của các nhà tiểu thuyết thời kì đổi mới.