Đóng Góp Của Thái Phó Hà DI Khánh Đối Với Lịch Sử Dân Tộc Thế Kỷ XI - XII (original) (raw)

Hoạt Động Tuyên Truyền Thông Tin Đối Ngoại Của Hồ Chí Minh Qua Các Thời Kỳ

SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY

Để hiểu được sự phát triển của công tác thông tin đối ngoại ở Việt Nam, bài viết này đã khảo sát hoạt động thông tin đối ngoại của Hồ Chí Minh - người đã đặt nền móng cho hoạt động này. Ngay từ buổi đầu cách mạng, Hồ Chí Minh đã sớm quan tâm đến tuyên truyền thông tin đối ngoại, coi đó là một phần quan trọng của công tác ngoại giao và công tác tuyên truyền. Bằng nhiều hình thức khác nhau, Hồ Chí Minh đã cung cấp nhiều thông tin hai chiều về Việt Nam cho thế giới và thông tin thế giới tới người dân Việt Nam. Những thông tin này đã góp phần lớn vào nâng cao nhận thức cho người dân Việt Nam về các vấn đề quốc tế, tạo sự đồng thuận trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc; tuyên truyền đường lối ngoại giao của Đảng, thể hiện rõ quan điểm chính trị của Việt Nam trong xây dựng mối quan hệ giữa các nước và giải quyết các vấn đề quốc tế thời kỳ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945.

Một Vài Đặc Điểm Về Ngôn Ngữ Trong Nôm Đường Luật Phan Bội Châu Thời Kỳ Ở Huế

SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY

Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX được xem là giai đoạn “giao thời”, với sự đấu tranh giữa thơ Cũ và thơ Mới, giữa truyền thống và cách tân, tồn tại nhiều khuynh hướng, dòng phái khác nhau. Từ góc độ thể loại, không ít người cho đây là thời điểm thơ tự do thắng thế, thơ Đường luật nói chung bị xem là hết mùa, lỗi thời. Song vẫn còn đó một minh chứng hùng hồn cho sự hiện diện của thơ Nôm Đường luật Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XX, đó là Nôm Đường luật Phan Bội Châu. Bài viết trên cơ sở chỉ ra một vài đặc điểm về ngôn ngữ trong thơ Nôm Đường luật Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế, từ đó cho thấy những đổi mới, cách tân của Phan Sào Nam trong việc sử dụng thể thơ truyền thống của dân tộc.

Đánh Giá Hiệu Quả Sử Dụng Đất Sản Xuất Nông Nghiệp Tại Một Số Xã Phía Tây Thành Phố Thái Nguyên

TNU Journal of Science and Technology, 2021

Bài báo này đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp (hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường) tại 3 xã Thịnh Đức, xã Phúc Trìu và xã Tân Cương thuộc khu vực phía Tây thành phố Thái Nguyên. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu để có thông tin về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 7 loại hình sử dụng đất (LUT) với 21 kiểu sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu. Các kiểu sử dụng đất thuộc loại hình chuyên lúa và 1 lúa – 1 màu là những kiểu sử dụng đất mang lại hiệu quả thấp. Các kiểu sử dụng đất thuộc loại hình chuyên màu, 2 lúa - 1 màu và chè là những kiểu sử dụng đất mang lại hiệu quả cao. Như vậy, các loại hình sử dụng đất như là chuyên màu, 2 lúa - 1 màu và chè được khuyến nghị để mở rộng thị trường sản phẩm nông nghiệp, tạo thêm thu nhập cho người dân địa phương và định hướng sử dụng đất trong tương lai.