Nuôi dưỡng sớm đường tiêu hoá cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ sau phẫu thuật vá thông liên thất tại Bệnh viện Nhi Trung ương (original) (raw)

Nghiên cứu chế biến dung dịch cao năng lượng nuôi ăn cho bệnh nhân qua ống thông dạ dày tại Bệnh viên Trung ương Quân đội 108

Tạp chí Y Dược Lâm sàng 108, 2022

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Tóm tắt  Mục tiêu: Nghiên cứu chế biến dung dịch cao năng lượng nuôi ăn bệnh nhân qua ống thông dạ dày và đánh giá các tiêu chuẩn dựa trên các tiêu chí: Giá trị dinh dưỡng, hóa lý, vi sinh vật của dung dịch cao năng lượng so với sản phẩm Nutrison. Đối tượng và phương pháp: Phân tích, mô tả trên các mẫu thực phẩm có sẵn theo mùa, các thành phần của công thức dung dịch được tính theo bảng tính Excel dựa trên bảng thành phần hóa học thực phẩm Việt Nam năm 2007, kiểm nghiệm dung dịch thực tế về các chất dinh dưỡng tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Kết quả: Công thức dung dịch nuôi ăn cao năng lượng tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bao gồm: Gạo tẻ 120g, đậu xanh 50g, trứng gà 100g, rau xanh 100g, bột dinh dưỡng 50g, dầu ăn 6g, sữa bột 76g với tổng mức năng lượng đạt được 1020 Kcal, với đậm độ năng lượng là 1,02kcal/ml dung dịch, tỷ lệ các chất sinh năng lượng là P:L:G = 18:29:53. Kết luận: Dung dịch cao năng lượng nuôi ăn qua ống thông đảm bảo yêu cầu về mức năng lượng, giá trị dinh dưỡng, chỉ số hóa lý và vi sinh vật, an toàn vệ sinh thực phẩm so với dung dịch Nutrison, khuyến nghị Viện Dinh dưỡng và Bộ Y tế. Từ khóa: Dung dịch cao năng lượng, nuôi ăn qua ống thông dạ dày.

Loạn sản xơ cốt hóa tiến triển ở trẻ em: báo cáo ca bệnh

Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa

Loạn sản xơ cốt hoá tiến triển (FOP- Fibrodysplasia ossificans progressiva)hay còn gọi là hội chứng “stone man” là một bệnh lý di truyền của mô liên kết, rất hiếm gặp với đặc trưng là quá trình cốt hoá từ từ của mô liên kết, đặc biệt là gân, dây chằng và cơ. Bệnh ảnh hưởng rất lớn đến chức năng vận động, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, khi tiến triển đến giai đoạn nặng, bệnh có thể gây tử vong. Chúng tôi trình bày 2 ca bệnh FOP lần đầu tiên được báo cáo tại Việt Nam. 2 ca bệnh là trẻ 26 tháng và 4 tuổi cùng nhập viện Nhi Trung Ương năm 2020, các bệnh nhân có dấu hiệu bàn chân Hallux valgus đặc trưng của bệnh kèm theo biểu hiện cốt hóa cơ ở nhiều vị trí. Do lần đầu tiên được ghi nhận nên cả 2 trẻ đều trải qua sinh thiết cơ và cuối cùng chẩn đoán xác định nhờ tìm thấy đột biến gen ACVR1. Kết luận: FOP là bệnh lý rất hiếm gặp và gây di chứng nặng nề cho trẻ. Bệnh cần được phát hiện sớm, hạn chế can thiệp, tránh các đợt bùng phát bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ.

Hiệu Quả Sử Dụng Sữa Tươi Bổ Sung VI Chất Trong Cải Thiện Tình Trạng Thiếu Kẽm Và Vitamin D Trên Trẻ Trường Mầm Non Và Tiểu Học Năm 2018

Tạp chí Y học Việt Nam, 2021

Bên cạnh cùng với vấn đề suy dinh dưỡng thể thấp còi, thì tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng (VCDD) trẻ học đường còn ở mức cao có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Nghiên cứu can thiệp cộng đồng ngẫu nhiên, có đối chứng tiến hành trong thời gian năm 2017 – 2018. Có 303 trẻ mầm non và tiểu học được sử dụng sữa tươi bổ sung các vi chất và khoáng chất thiết yếu nhằm đánh giá hiệu quả đối với tình trạng thiếu VCDD. Sau 6 tháng can thiệp đã cải thiện có YNTK hàm lượng 25-hydroxyvitamin D [25(OH)D] huyết thanh trung bình nhóm can thiệp so với nhóm chứng (p<0,001); Đồng thời, tỷ lệ thiếu vitamin D của nhóm can thiệp đã giảm (từ 89,4% xuống 74,8%) có ý nghĩa thống kê (YNTK) so với nhóm chứng (p<0,01). Tỷ lệ thiếu kẽm nhóm can thiệp giảm (từ 74,2% xuống 63,3%) có YNTK so với nhóm chứng (tăng lên từ 74,2 lên 83,9%) (p<0,001). Vì vậy, sử dụng sữa tươi bổ sung VCDD hàng ngày trong thời gian ít nhất là 6 tháng có thể giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu VCDD, đặc biệt ở những vùng trẻ ngu...

Đánh Giá Kết Quả Sớm Phẫu Thuật Nội Soi Cắt U Tuyến Thượng Thận Ở Trẻ Em

Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa, 2018

Mục tiêu: Mô tả kĩ thuật và đánh giá kết quả sớm ứng dụng phương pháp phẫu thuật nội soi (PTNS) trong điều trị bệnh lý u tuyến thượng thận (UTTT) ở trẻ em.Phương pháp: Hồi cứu tất cả các bệnh nhân (BN) được PTNS cắt UTTT tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 1/2015- 6/2017. Chỉ định của phương pháp là các BN có UTTT ranh giới rõ, không có di căn hạch trên CT (hoặc MRI), không có xâm lấn mạch máu xung quanh.Kết quả: 30 bệnh nhân bao gồm 16 nam và 14 nữ, với tuổi trung vị là 3 tuổi (8 tháng -13 tuổi), UTTT ở bên phải trong 21 BN (70%), bên trái trong 9 BN (30%). Kích thước trung vị u là 4cm (1,5-9cm). PTNS sau phúc mạc thực hiện ở 24 BN (80%). PTNS cắt u thành công trong 29 BN (96,7 %). Thời gian mổ trung vị ở PTNS sau phúc mạc và qua phúc mạc lần lượt 90 và 70 phút với lượng máu mất không đáng kể (trừ một BN chuyển mổ mở do khối UTTT lớn chảy máu). Toàn bộ bệnh nhân ăn ược bằng đường miệng trong 24 giờ sau mổ. Không có tử vong, tai biến trong mổ và biến chứng trong mổ. Kết quả mô bệ...

Cải Thiện Chất Lượng Xương Bằng Chế Độ Ăn Và Hoạt Động Thể Lực Hợp Lý Ở Người Trên 60 Tuổi

Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm

Mục tiêu: Đánh giá thiệu quả cải thiện mật độ xương (MMD), chất lượng xương (BQI), mức cản siêu âm (BUA), bằng chế độ ăn và tập thể lực hợp lý ở người >60 tuổi. Phương pháp: Khẩu phần ăn trung bình /ngày 2000Kcal, 1200mg Ca, 1,7g protein /kg cân nặng, 800IU vitamin D3. Tập thể dục 3 buổi/tuần x 60 phút/buổi với kháng trở mức độ vừa và nặng, 45 phút dưỡng sinh vào mỗi buổi sáng, 8h làm việc tại văn phòng. Đo mật độ xương (bone mineral density, BMD) gót chân bằng máy siêu âm định lượng (quantitative ultrasound, QUS) 6 tháng/lần. Kết quả: Bắt đầu can thiệp đối tượng có T-score xương -2,4 (đạt 64,5%, nguy cơ loãng xương), sau 48 tháng thực hiện, T-score xương là 0,8 (113,9%, mức tốt); các chỉ số khác như chất lượng xương (BQI), BUA cũng tăng từ 69,1 điểm, 39,5dB/MHz khi bắt đầu can thiệp lên 121,1điểm (tăng 95,6%) và 108,1dB/MHz sau 48 tháng. Kết luận: Chế độ ăn và tập luyện hợp lý có tác dụng tốt phục hồi chất lượng xương ở người cao tuổi.

Tình Trạng Dinh Dưỡng Của Thai Phụ Mắc Đái Tháo Đường Thai Kỳ Tại Bệnh Viện Nội Tiết Trung Ương Năm 2020-2021

Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm

Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp hồi cứu nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng trước khi mang thai và một số đặc điểm về tiền sử sản khoa, yếu tố nguy cơ ở 173 thai phụ mắc Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) khám và điều trị nội trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung Ương năm 2020- 2021. Kết quả: Độ tuổi mắc ĐTĐTK cao nhất từ 21- 34 tuổi chiếm 70%. Tình trạng dinh dưỡng trước khi mang thai: Tỉ lệ nhẹ cân (BMI<18,5), bình thường (BMI từ 18,5- 22,9) và thừa cân béo phì (BMI 23) lần lượt là 5%, 61% và 34%. Trung bình năng lượng tiêu thụ là 1991,1 ± 414,1 kcal/ngày, đa số thai phụ tiêu thụ năng lượng cao hơn so với nhu cầu là 64,7%. Giá trị trung bình đường huyết lúc đói là 5,6 1,6 mmol/l, sau 1 giờ là 11,9±2,5 mmol/l và sau 2 giờ là 10,4 ± 2,9 mmol/l. Tuổi trung bình mắc ĐTĐTK là 31,2 4,7 tuổi, thai phụ trong nhóm từ 21-34 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là 70%. Tiền sử sảy thai/ nạo phá thai chiếm tỉ lệ 36,9% và gia đìnhmắc ĐTĐ thế hệ thứ nhất là 41,8%. Kết luận: Thừa cân, béo phì trước mang thai ...

Kết quả sớm trong điều trị xuất huyết tiêu hóa không do tăng áp lực tĩnh mạch cửa bằng can thiệp nội mạch tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Pham Ngoc Thach Journal of Medicine and Pharmacy

Tóm tắt Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của kỹ thuật can thiệp nút mạch trong điều trị xuất huyết tiêu hóa không do tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt trường hợp các bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa nhập viện tại bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian từ 2020 đến 2022 Kết quả: Nghiên cứu thực hiện trên 34 bệnh nhân (82% nam, 18% nữ; tuổi trung bình là 52). Kết quả nghiên cứu bao gồm vị trí mạch tổn thương, thành công kỹ thuật, các biến chứng sau phẫu thuật. Thành công kỹ thuật trong nghiên cứu là 100%. Đa số bệnh nhân có hình ảnh thoát mạch trên DSA (53%), vị trí mạch máu tổn thương ở động mạch vị tá tràng và nhánh hồi tràng là thường gặp nhất chiếm tỷ lệ 26.5% với loét dạ dày tá tràng là nguyên nhân thường gặp nhất (23,5%). Nghiên cứu cho thấy XHTH trên và nút mạch không hoàn toàn là các yếu tố ảnh hưởng đến diễn tiến nặng sau can thiệp. Xuất huyết tái phát có thể đã xảy ra 5 trường hợp diễn tiến nặng trong thời gian theo dõi Kết luận: Can thiệp nội mạch trong điều trị xuất huyết tiêu hóa ít xâm lấn, biến chứng, có tỉ lệ thành công cao. Vì vậy, đây là một thủ thuật an toàn, nhất là cho nhóm bệnh nhân lớn tuổi, có nhiều bệnh nền kết hợp đi kèm. Từ khóa: Can thiệp nội mạch, xuất huyết tiêu hóa không do tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

Giáo Dục Sức Khỏe Sinh Sản Cho Trẻ Vị Thành Niên Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Trên Địa Bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế: Khảo Sát Kiến Thức, Thái Độ, Thực Hành Của Cha Mẹ Học Sinh

Tạp chí Y học Việt Nam, 2022

Nghiên cứu được thực hiện tại 4 trường THCS trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020 để đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về giáo dục sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên (VTN) của cha mẹ học sinh. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang với 422 người tham gia, phỏng vấn tại hộ gia đình. Kết quả cho thấy: có 58,1% cha mẹ có kiến thức đạt, 52,8% cha mẹ có thái độ đạt và 51,7% cha mẹ có thực hành đạt về vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản trẻ VTN. Kết quả cho thấy, kiến thức, thái độ, thực hành của cha mẹ học sinh về giáo dục sức khỏe sinh sản cho trẻ VTN chưa cao. Cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề thay đổi cơ thể, tâm lý tuổi mới lớn của trẻ , các biện pháp phòng tránh thai và một số bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản.