THỬ NGHIỆM NUÔI CÁ CHÌNH HOA (Anguilla marmorata) TRONG LỒNG BẰNG CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU TẠI HỒ CHỨA NƯỚC HÒA MỸ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (original) (raw)

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIẾN ĐỔI SINH LÝ VÀ HOÁ SINH TRONG QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA QUẢ DƯA CHUỘT (Cucumis sativus L.) TRỒNG TẠI TỈNH THANH HÓA

BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 - PROCEEDING OF THE 5TH NATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE ON BIOLOGICAL RESEARCH AND TEACHING IN VIETNAM

Tóm tắt. Nghiên cứu này nhằm khảo sát những biến đổi sinh lý và hóa sinh trong quá trình sinh trưởng và phát triển của quả dưa chuột (Cucumis sativus L.) trồng tại tỉnh Thanh Hóa. Quả dưa chuột được đo kích thước và hàm lượng diệp lục, carotenoid, đường khử, tinh bột, acid hữu cơ tổng số và vitamin C từ 2 đến 12 ngày tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy chiều dài và đường kính của quả dưa chuột đạt kích thước gần như tối đa tại 11 ngày tuổi. Hàm lượng diệp lục trong vỏ dưa chuột đạt giá trị cao nhất tại 8 ngày tuổi, sau đó giảm dần. Hàm lượng carotenoid thấp trong quá trình hình thành quả và sau đó tăng lên cho đến khi quả chín. Hàm lượng vitamin C và đường khử tăng liên tục và đạt cực đại tại 11 ngày tuổi, sau đó giảm nhẹ. Hàm lượng tinh bột và acid hữu cơ tổng số đạt cực đại khi quả được 9 ngày tuổi, sau đó giảm dần. Những kết quả này cho thấy quả dưa chuột nên được thu hoạch tại 11 ngày tuổi để phát huy tối đa giá trị dinh dưỡng và chất lượng của quả. Từ khóa: Chỉ tiêu hóa sinh, chỉ tiêu sinh lý, chín sinh lý, quả dưa chuột. Hàm lượng acid hữu cơ tổng số (mg/100 g) Hàm lượng vitamin C (mg/100 g) 2 36,583 e 0,972

HIỆN TRẠNG NGUỒN LỢI VÀ NGHỀ NUÔI TU HÀI (Lutraria rhynchaena) Ở HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH

TNU Journal of Science and Technology, 2021

Nghiên cứu này nhằm khảo sát nguồn lợi và hiện trạng nghề nuôi tu hài ở Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh hiện nay. Số liệu trong bài được thu thập qua khảo sát, điều tra và phỏng vấn nhanh người dân. Kết quả khảo sát thu được tại Vân Đồn chủ yếu là loài tu hài Lutraria rhychaena, Jonas 1844 phân bố với mật độ dao động từ 0,1-0,2 con/m2, loài Lutraria arcuata Deshayes in Reeve,1854 chỉ xuất hiện với mật độ rất ít ở Đông Xá. Qua điều tra 400/1250 hộ có nghề nuôi trồng thủy sản ở 8 xã, thị trấn thuộc huyện Vân Đồn, có 152 hộ còn duy trì nghề nuôi tu hài, các hộ nuôi nằm rải rác trên địa bàn huyện với diện tích rất nhỏ trong tổng số 2,100 ha nuôi trồng nhuyễn thể. Mật độ thả nuôi tu hài thương phẩm từ 25-50 con/lồng, mùa vụ thả giống từ tháng 4-9 hàng năm. Thời gian nuôi từ 10-12 tháng/vụ, kích cỡ tu hài thu hoạch từ 20-40 g/con, năng suất thu hoạch 23,4 tấn/ha/vụ, doanh thu đạt 2,34 tỷ đồng/vụ đem lại lợi nhuận cho người nuôi khoảng 669 triệu đồng/vụ. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp những thông...

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHẾ BIẾN TRÀ TÚI LỌC NẤM VÂN CHI (Trametes versicolor)

Tạp chí Khoa học và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế

Nấm vân chi (Trametes versicolor) là loại nấm dược liệu được trồng phổ biến ở châu Á, nhất là ở các nước Nhật Bản và Trung Quốc để sử dụng như thực phẩm hoặc dược phẩm. Mục tiêu của nghiên cứu này là chế biến ra sản phẩm trà túi lọc nấm vân chi vừa tốt cho sức khỏe vừa tiện lợi khi sử dụng. Nghiên cứu này khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian sấy đến sự giảm ẩm của quả thể nấm vân chi. Nghiên cứu ảnh hưởng của công thức phối trộn, lượng nước pha và thời gian hãm trà đến chất lượng cảm quan của trà thành phẩm. Một số thành phần hóa học cơ bản của nấm nguyên liệu và trà thành phẩm đã được phân tích với hàm lượng tính theo khối lượng khô lần lượt gồm protein 11,60% và 13,34%, lipid chiếm 0,56% và 1,24%, đường khử khoảng 7,16% và 7,29%. Trong nguyên liệu, sản phẩm và nước pha trà có hàm lượng polysaccharide - peptide tương ứng khoảng 2,65%, 2,84% và 2%, hàm lượng polysaccharide – Krestin tương ứng là 2,01%, 2,13% và 0,41%.

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI NÒNG NỌC LOÀI ẾCH SUỐI YÊN TỬ Odorrana yentuensis Tran, Orlov & Nguyen, 2008 (ANURA: RANIDAE) TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI

BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 - PROCEEDING OF THE 5TH NATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE ON BIOLOGICAL RESEARCH AND TEACHING IN VIETNAM

Tóm tắt. Odorrana yentuensis (Tran, Orlov & Nguyen, 2008) hiện chỉ được ghi nhận phân bố tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử ở miền Bắc Việt Nam, được liệt kê trong Danh lục đỏ IUCN năm 2022 (bậc EN). Hình thái nòng nọc của loài lần đầu tiên được ghi nhận trong nghiên cứu này thông qua thu thập mẫu vật tại nơi phân bố các cá thể trưởng thành và phân tích trong phòng thí nghiệm tại Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Mẫu vật được định danh thông qua việc thu thập mẫu trứng ngay sau khi giao phối của các cá thể trưởng thành và đặc điểm hình thái con non tương đồng đặc điểm nhận dạng đặc trưng của cá thể trưởng thành. Nghiên cứu hình thái nòng nọc thông qua các giai đoạn biến thái, 21 giai đoạn phát triển đã được giới thiệu trong bài báo này. Các điểm đặc trưng về hình thái của nòng nọc (giai đoạn Gosner 26-46) của loài: Nòng nọc có hình elip; đĩa miệng trung bình, hướng dưới gần mặt bụng, có gai thịt viền hai bên và phía dưới đĩa miệng; 1 hàng gai thịt viền môi dưới; bao hàm dày, phát triển, trên bao hàm có các khía răng cưa rõ; LTRF: 4(3-4)/4(4); mắt trung bình; lỗ mũi ở mặt trên, gần mút mõm hơn mắt; lỗ thở đơn, bên trái; mút đuôi nhọn, cơ đuôi dày và khỏe; thân màu đen, cơ đuôi màu trắng.

NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG VÀ DINH DƯỠNG CỦA CÁ ONG CĂNG - Terapon jarbua (Forsskal, 1775) Ở VÙNG VEN BIỂN THỪA THIÊN HUẾ

Hue University Journal of Science: Natural Science, 2018

Tóm tắt. Cá ong căng được thu thập trong 2 năm 2015 và 2016 ở vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai với 342 cá thể khác nhau về độ tuổi, kích cỡ, khối lượng ở các vùng sinh thái đầm phá. Cá được bảo quản trong dung dịch formaldehyde 4% và đưa về phòng thí nghiệm của Viện Công nghệ sinh học phân tích đặc điểm sinh trưởng và dinh dưỡng. Kết quả phân tích cho thấy cá có kích cỡ biến động từ 2,6 cm đến 32,3 cm, khối lượng 0,4-540,0 g/con. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng được biểu thị bằng phương trình 2 3,018 W 1,3335.10 .L   với R 2 = 0,923. Kết quả cũng cho thấy thành phần thức ăn của cá ong căng trong đường tiêu hóa bao gồm cả động và thực vật phù du, các mùn bã hữu cơ và các loài cá nhỏ khác. Đây là loài cá ăn động vật và dữ, chúng ăn cả các loài cá khác. Thành phần thức ăn phân tích được gồm có 34 loại thức ăn khác nhau thuộc 8 nhóm thủy sinh vật và mùn bã hữu cơ. Trong đó, chiếm ưu thế là các loài thuộc ngành tảo Silic (chiếm 32,35%), tiếp đến là ngành chân khớp (chiếm 17,65%), giun đốt và động vật có dây sống cùng chiếm 11,76%, ngành tảo lam và động vật thân mềm đều chiếm 8,82%, tảo lục chiếm 5,88%.

ĐA DẠNG CHI NGẢI TIÊN (Hedychium Koen.) THUỘC HỌ GỪNG (ZINGIBERACEAE LINDL.) Ở BẮC TRUNG BỘ

BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 - PROCEEDING OF THE 5TH NATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE ON BIOLOGICAL RESEARCH AND TEACHING IN VIETNAM

Tóm tắt. Chi Ngải tiên (Hedychium) có khoảng 109 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới của châu Á và Madagascar. Ở Việt Nam hiện biết khoảng 12 loài, 1 thứ. Kết quả nghiên cứu về đa dạng chi Ngải tiên ở Bắc Trung Bộ đã xác định được 5 trong tổng số 12 loài, 1 thứ hiện biết ở Việt Nam. Bổ sung thêm vùng phân bố của 4 loài cho khu Hệ Thực vật Bắc Trung Bộ. Chi Ngải tiên có giá trị sử dụng khác nhau với 5 loài cho tinh dầu, 4 loài làm cảnh, 3 loài làm thuốc và 3 loài cho giá trị khác. Có 5 môi trường sống chính là dưới tán rừng, ven suối, đất mùn ẩm, hốc đá có mùn, ven đồi.

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CHỐNG ĂN MÒN CỦA LỚP PHỦ BIẾN TÍNH CROMAT TRÊN NHÔM VỚI SỰ CÓ MẶT CỦA KMnO4

Vietnam Journal of Science and Technology

Trong bài báo này, các yếu tố như thời gian, thành phần của dung dịch cromat hóa cải tiến chứa KMnO4 sử dụng cho nhôm ảnh hưởng tới các tính chất của màng thụ động đã được nghiên cứu, khảo sát. Thành phần và cấu trúc bề mặt của lớp cromat hóa được xác định bởi phương pháp chụp ảnh hiển vi điện tử quét (SEM) và phân tích phổ phân tán năng lượng tia X (EDS). Khả năng chống ăn mòn của lớp cromat trên nền nhôm đã được nghiên cứu bằng cách phương pháp đo dòng ăn mòn Tafel và phương pháp đo tổng trở điện hóa. Các kết quả thu được cho thấy rằng KMnO4 đã tham gia vào sự hình thành của cấu trúc màng thụ động, nồng độ và thời gian có ảnh hướng tới chất lượng màng. Tăng thời gian thụ động hoặc tăng nồng độ KMnO4 độ dày màng tăng, kết quả là màng có kết cấu chặt chẽ, nhưng sự gia tăng quá mức trong thời gian thụ động làm tan màng trở lại. Các hệ số bảo vệ chống ăn mòn của lớp phủ cromat là 96,94 % đến 99,88 % tùy thuộc vào thời gian thụ động và nồng độ của KMnO4 trong dung dịch cromat. Hệ số b...

THỬ NGHIỆM SẢN XUẤT VÀ BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG BỘT ĐẠM TỪ TRÙN QUẾ (Perionyx excavatus) LÊN ĐÀN HEO CON LAI (Yourshire và Landrace) SAU CAI SỮA

Journal of Science and Technology - IUH, 2020

Trùn quế (Perionyx excavatus) là loài sinh vật phổ biến và có ích trong việc tham gia cải tạo và cung cấp dưỡng chất cho đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, hàm lượng đạm cao trong thịt trùn quế cũng là nguồn dưỡng chất dồi dào cho ngành chăn nuôi. Chúng tôi đã tiến hành thuỷ phân thịt trùn quế bằng hệ thống lên men bán tự động trong 18 giờ ở nhiệt độ 40℃, tốc độ khuấy 130 vòng/phút, pH 6,5. Hỗn hợp lên men được bổ sung 5% rỉ đường, 1% enzyme protease SEB-Neutral PL, 5mM Ca2+ và 40% thịt trùn quế. Dịch thuỷ phân được sấy phun với 20% maltodextrin M100 để tạo bột đạm hoà tan nhằm dể dàng bảo quản, vận chuyển và bổ sung cho chăn nuôi. Đàn heo sử dụng 2% bột đạm từ thịt trùn quế trong khẩu phần ăn có tốc độ tăng trưởng tốt nhất. Các đàn heo sử dụng bột đạm từ thịt trùn quế đều có sức khoẻ và hoạt động sinh lý ổn định. Nghiên cứu này sẽ tiếp tục được thực hiện trên nhiều đối tượng khác để nhằm thương mại hoá sản phẩm bột đạm từ thịt trùn quế.

MÔ HÌNH TRIỂN KHAI KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM NHANH KHÁNG NGUYÊN SARS-CoV-2 BẢO VỆ BỆNH VIỆN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ TRONG BỐI CẢNH ĐỢT DỊCH COVID-19 THỨ TƯ TẠI VIỆT NAM

Tạp chí Y học Việt Nam, 2021

Đợt dịch COVID-19 thứ tư đang diễn ra tại Việt Nam với cường độ mạnh, nhiều ổ dịch xuất hiện, và tốc độ lây lan nhanh với các biến chủng nguy hiểm. Điều này đặt ra một vấn đề cấp bách là phải có một chiến lược hữu hiệu để bảo vệ an toàn bệnh viện (BV), nơi vừa được coi là tuyến đầu, nhưng lại là nơi COVID-19 dễ tấn công nhất trong tình hình dịch bệnh lan rộng như hiện nay cũng như trong tương lai khi các đợt dịch tiếp theo xảy ra. Ngày 28 tháng 4 năm 2021, Bộ Y tế đã có Quyết định số 2022/QĐ-BYT về việc Ban hành Hướng dẫn sử dụng sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên vi rút SARS-CoV-2. Mô hình triển khai các điểm sàng lọc cùng với xét nghiệm nhanh kháng nguyên đã được BV Hữu nghị áp dụng hiệu quả và có những thành công bước đầu. Mô hình này được ghi lại trong bài báo để các BV có thể tham khảo, chia sẻ, và áp dụng vào từng điều kiện cụ thể của mình.