Liên Quan Giữa Mức Độ Dày Da Với Chất Lượng Cuộc Sống Ở Người Bệnh Xơ Cứng Bì (original) (raw)
Related papers
Tạp chí Y học Việt Nam, 2021
Mục tiêu: Xác định chỉ số chiều dài trục nhãn cầu, độ sâu tiền phòng, độ dày giác mạc trung tâm và độ dàythủy tinh thể trên người Việt Nam từ 46 đến 65 tuổi. Đánh giá một số yếu tố liên quan với các chỉ số nhân trắc của nhãn cầu nêu trên. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang trên 195 người Việt Nam từ 46-65 tuổi bằng MáyIOLMaster700 tại bệnh viện Mắt Trung ương. Kết quả: 195 người với 94 nam (48,2%) và 101 nữ (51,7%), chiều dài trục nhãn cầu: 23,13 ± 0,66 mm, độ sâu tiền phòng:3,15 ± 0,36 mm, độ dày giác mạc trung tâm 529,15 µm ± 30,57 µm, độ dày thủy tinh thể : 4,38 ± 0,42 mm. Chiều dài trục nhãn cầu, độ sâu tiền phòng, độ dày giác mạc trung tâm giảm theo tuổi và lớn hơn ở nam giới với p<0,05. Độ dày thủy tinh thể tăng dần theo tuổi, không có sự khác biệt giữa nam giới và và nữ giới. Kết luận: Chiều dài trục nhãn cầu, độ sâu tiền phòng, độ dày giác mạc trung tâm và độ dày thủy tinh thể là các chỉ số có giá trị trong chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý của nhãn cầu. Nghiên ...
Tạp chí Y học Việt Nam
Mục tiêu: Khảo sát bước đầu mối liên quan giữa BMI và số đo vòng bụng, một số thói quen sinh hoạt với các chỉ số tinh dịch đồ của nam giới đến xét nghiệm tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 12 năm 2021. Đối tượng và Phương pháp: mô tả cắt ngang 296 trường hợp nam giới đến xét nghiệm tinh dịch tại trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Công nghệ mô ghép, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong thời gian từ tháng 9/2020 đến tháng 12/2021. Kết quả: Tỷ lệ mẫu có bất thường về mật độ ở nhóm thiếu cân, thừa cân, béo phì tương ứng là 33,3%, 22,2%, 20%, trong khi nhóm có cân nặng bình thường là 13,3%. Tỷ lệ tinh dịch đồ có bất thường về hình thái ở nhóm thiếu cân, thừa cân, béo phì tương ứng là 50%, 40,7%, 28%, trong khi nhóm có cân nặng bình thường là 20%. Tỷ lệ tinh dịch đồ bất thường ở nhóm có WC ≥90 cm là 52% cao hơn so với tỷ lệ tinh dịch đồ bất thường ở nhóm có số đo vòng bụng WC <90 cm là 43,5%. Tỷ lệ tinh dịch đồ bất thường nhóm không tập thể dục hàng ngày, nhóm thỉnh th...
Tạp chí Y học Việt Nam
Mục tiêu: Mô tả chất lượng cuộc sống (CLCS) của người mắc bệnh thận mạn tính lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 122 người mắc bệnh thận mạn tính (TMT) giai đoạn cuối, điều trị lọc máu chu kỳ tại Khoa Thận – Tiết Niệu bệnh viện Giao thông vận tải năm 2022. CLCS được đánh giá bằng bộ công cụ SF36 (Kém: 0-25 điểm; Trung bình: 26-50; Khá: 51-75; Tốt: 76 – 100). Kết quả: Điểm số chất lượng cuộc sống theo SF36 của người bệnh TMT đạt 51,8 ± 23,7 (trên tổng điểm 100). Điểm trung bình sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần lần lượt là 44,4 ± 26,2 và 59,3 ± 24,1. 16,4% NB có CLCS kém; 35,2% NB có CLCS trung bình; 22,2% NB có CLCS khá; 26,2% NB có CLCS tốt. Kết luận: Điểm CLCS theo SF36 của người bệnh TMT được lọc máu chu kỳ ở mức trung bình (51,8 ± 23,7 trên tổng số 100 điểm), trong đó điểm trung bình sức khỏe thể chất thấp hơn sức khỏe tâm thần (44,4 ± 26,2 với 59,3 ± 24,1). Trong thực hành chăm ...
Tạp chí Y Dược học Cần Thơ
Đặt vấn đề: Ở người cao tuổi, té ngã chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thương tích. Nguy cơ té ngã và chấn thương liên quan đến té ngã tăng dần theo tuổi. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ nguy cơ té ngã của người cao tuổi và các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên trên 118 người cao tuổi đang sinh sống tại thành phố Đồng Xoài, tỉnh bình Phước từ 12/2021 đến 3/2022. Kết quả: Tỷ lệ nguy cơ té ngã cao chiếm 38,1% và nguy cơ té ngã thấp là 61,9%. Các yếu tố liên qua đến nguy cơ té ngã: Nhóm tuổi 60-69 tuổi nguy cơ té ngã cao thấp hơn các nhóm tuổi khác; đối tượng mắc bệnh thần kinh, xương khớp có nguy cơ té ngã cao cao hơn so với không mắc bệnh; đối tượng sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc an thần có nguy cơ té ngã cao cao hơn so với không sử dụng. Nguy cơ té ngã cao ở đối tượng có tiền sử té ngã trong vòng 6 tháng cao hơn so với đối tượng không có tiền sử té ngã (với p<0,05). Kết luận: Nguy cơ té ngã ở người cao tuổi khá cao. Vì v...
Tạp chí Y học Việt Nam, 2021
Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống (CLCS) của nhóm bệnh nhân (BN) ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch tự thân tế bào diệt tự nhiên (NK). Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: 5 BN UTPKTBN giai đoạn III-IV được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch tự thân NK. Sử dụng thang điểm EORTC QLQ-C30 để so sánh CLCS của BN tại hai thời điểm trước và sau liệu trình điều trị (06 lần truyền). Kết quả: Sau 01 liệu trình điềm trị gồm 06 lần truyền, nhóm bệnh nhân điều trị bằng liệu pháp tế bào miễn dịch tự thân NK cho thấy có sự cải thiện đáng kể về chức năng thể chất (điểm số 92 – 93,33), chức năng nhận thức (86,67 – 93,33), chức năng xã hội (83,33 – 90), triệu chứng mệt mỏi (17,78 – 8,88), triệu chứng đau (4,16 – 0), khó thở (26,66 – 6,66), mất cảm giác ngon miệng (6,66 – 0), tiêu chảy (20 – 0), tài chính (33,33 – 20) và sức khỏe tổng quát (70 – 78,33). Kết luận: nhóm BN được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch tự thân NK có sự cải thiện ở hầu hết các chỉ ...
Khảo Sát Nồng Độ Vitamin D Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Type 2 Cao Tuổi Có Loãng Xương
Tạp chí Y học Việt Nam, 2021
Mục tiêu: Khảo sát nồng độ vitamin D và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 cao tuổi có loãng xương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 70 bệnh nhân đái tháo đường type 2 cao tuổi có loãng xương đến khám và điều trị tại bệnh viện Lão khoa Trung ương từ tháng 10/2020 đến tháng 7/2021. Nồng độ vitamin D được đo bằng máy Cobas 6000 Modul e601 (Roche) tại khoa Xét nghiệm Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Kết quả: Nồng độ vitamin D trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là 49,0 ± 17,3 nmol/l, tỷ lệ thiếu vitamin D là 84,3%. Nồng độ vitamin D ở nhóm bệnh nhân tập thể dục thường xuyên, kiểm soát huyết áp và HbA1c đạt mục tiêu cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không tập thể dục, kiểm soát huyết áp và HbA1c không đạt mục tiêu (p< 0,05). Nồng độ vitamin D không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với nhóm tuổi, giới, BMI và kiểm soát lipid máu. Kết luận: Nồng độ vitamin D trung bình của đối tượng nghiên cứu thấp. Cần xét nghiệm tầm soát vitamin...
Cải Thiện Chất Lượng Xương Bằng Chế Độ Ăn Và Hoạt Động Thể Lực Hợp Lý Ở Người Trên 60 Tuổi
Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm
Mục tiêu: Đánh giá thiệu quả cải thiện mật độ xương (MMD), chất lượng xương (BQI), mức cản siêu âm (BUA), bằng chế độ ăn và tập thể lực hợp lý ở người >60 tuổi. Phương pháp: Khẩu phần ăn trung bình /ngày 2000Kcal, 1200mg Ca, 1,7g protein /kg cân nặng, 800IU vitamin D3. Tập thể dục 3 buổi/tuần x 60 phút/buổi với kháng trở mức độ vừa và nặng, 45 phút dưỡng sinh vào mỗi buổi sáng, 8h làm việc tại văn phòng. Đo mật độ xương (bone mineral density, BMD) gót chân bằng máy siêu âm định lượng (quantitative ultrasound, QUS) 6 tháng/lần. Kết quả: Bắt đầu can thiệp đối tượng có T-score xương -2,4 (đạt 64,5%, nguy cơ loãng xương), sau 48 tháng thực hiện, T-score xương là 0,8 (113,9%, mức tốt); các chỉ số khác như chất lượng xương (BQI), BUA cũng tăng từ 69,1 điểm, 39,5dB/MHz khi bắt đầu can thiệp lên 121,1điểm (tăng 95,6%) và 108,1dB/MHz sau 48 tháng. Kết luận: Chế độ ăn và tập luyện hợp lý có tác dụng tốt phục hồi chất lượng xương ở người cao tuổi.
Chất Lượng Giấc Ngủ Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Của Điều Dưỡng Tại Hệ Thống y Tế Vinmec
Tạp chí Y học Việt Nam
Nghiên cứu mô tả cắt ngang từ tháng 01/2022 – tháng 10 năm 2022 trên 319 điều dưỡng làm việc trực tiếp tại các khoa lâm sàng tại chuỗi bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec với mục tiêu mô tả thực trạng và stress, chất lượng giấc ngủ và tìm hiểu các yếu tố liên quan. Nghiên cứu sử dụng 3 bộ câu hỏi tự điền PSQI xác định tình trạng chất lượng giấc ngủ, Subscale Stress DASS 21 nhằm xác định tỷ lệ Stress và ENSS xác định các yếu tố liên quan đến Stress nghề nghiệp ở điều đưỡng tại hệ thống y tế Vinmec. Kết quả của nghiên cứu cho thấy 197 điều dưỡng (62%) có chất lượng giấc ngủ kém, nhóm có chất lượng giấc ngủ kém PSQI > 5 có nguy cơ căng thẳng liên quan đến nghề nghiệp cao hơn nhóm có chất lượng giấc ngủ bình thường PSQI < 5 với điểm ENSS trung bình (độ lệch chuẩn) lần lượt là: 1,7 (0,46) và 1,5 (0,47). Mô hình hồi quy Logistic chất lượng giấc ngủ kém của điều dưỡng kết quả cho thấy điều dưỡng có tăng 1 điểm nguy cơ stress liên quan đến nghề nghiệp sẽ tăng nguy cơ có chất lượng giấc n...
Tạp chí Y học Việt Nam, 2021
Mục tiêu: Mô tả chất lượng cuộc sống (CLCS) và một số yếu tố liên quan ở trẻ vị thành niên 10-15 tuổi nhiễm HIV đang điều trị ARV ngoại trú tại Bệnh viện Nhi trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 190 trẻ từ 10-15 tuổi nhiễm HIV đang được quản lý điều trị ARV ngoại trú tại Bệnh viện Nhi trung ương từ 6-12/2020. CLCS được đánh giá bằng công cụ PedsQL 4.0 với 23 câu hỏi liên quan đến 4 lĩnh vực về thể chất, tình cảm, xã hội và học tập. Điểm số càng cao tương ứng với CLCS càng tốt. Kết quả: Điểm trung bình CLCS chung 72,2; về sức khỏe thể chất 80,3; sức khỏe tâm lý xã hội 75,6; xã hội 82,2; cảm xúc 76,3; và học tập 68,3. Tỷ lệ CLCS tốt tính chung là 56,8%; về sức khỏe thể chất 67,9%; sức khỏe tâm lý xã hội 57,4%; về xã hội 73,2%, cảm xúc 57,9% và học tập 45,3%. Trẻ thuộc các hộ gia đình nghèo, trẻ có NCS có học vấn thấp (từ THCS trở xuống) và trẻ có thời gian từ nhà đến phòng khám từ 60 phút trở lên có CLCS thấp hơn (p<0,05). Kết luận: Trẻ vị ...
Thực Trạng Chất Lượng Cuộc Sống Sinh Viên y Học Dự Phòng Của Trường Đại Học y Dược Thái Nguyên
Tạp chí Y học Cộng đồng, 2021
Mục tiêu: Mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống sinh viên y học dự phòng của trường Đại học YDược Thái Nguyên năm 2020.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả, thiếtkế cắt ngang, trên 189 sinh viên thuộc chuyên ngành bác sĩ y học dự phòng – Đại học Y Dược TháiNguyên bằng bộ công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống EQ-5D-5L.Kết quả nghiên cứu: Thang đo lường được đánh giá sử dụng tốt với hệ số Cronback’s Alpha =0,728.Điểm trung bình thang đo là 0,93. 55,6% các bạn sinh viên tất cả các khía cạnh đều tốt. Có mối liênquan giữa năm học với chất lượng cuộc sống (p<0,05).