Chất Lượng Giấc Ngủ Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Của Điều Dưỡng Tại Hệ Thống y Tế Vinmec (original) (raw)

Liên Quan Giữa Mức Độ Dày Da Với Chất Lượng Cuộc Sống Ở Người Bệnh Xơ Cứng Bì

Tạp chí Y học Việt Nam

Mục tiêu: Nghiên cứu mức độ dày cứng da và mối liên quan giữa mức độ dày cứng da với chất lượng cuộc sống của người bệnh xơ cứng bì (XCB). Đối tượng và phương pháp: 60 bệnh nhân XCB được chẩn đoán và điều trị tại khoa Khám bệnh bệnh viện Bạch Mai. Các bệnh nhân được đánh giá mức độ dày da bằng điểm Rodnan da sửa đổi và đánh giá chất lượng cuộc sống (CLCS) bằng công cụ SF-36. Kết quả nghiên cứu: tỷ lệ bệnh nhân có dày da mức độ nhẹ và trung bình lần lượt là 51,67% và 30%. Điểm Rodnan da sửa đổi trung bình là 19,40 ± 9,84. Điểm SF-36 trung bình ở nhóm dày da nhẹ (61,24±9,52) cao hơn so với ở nhóm dày da trung bình/ nặng (46,33±7,07). Điểm SF-36 tương quan chặt chẽ với điểm Rodnan da sửa đổi với R= -0,72 (p <0,001). Kết luận: Phần lớn bệnh nhân XCB có dày da mức độ nhẹ và trung bình (81,67%). Mức độ dày da tương quan nghịch chặt chẽ với CLCS của bệnh nhân XCB.

Đánh Giá Mối Liên Quan Giữa Bmi, Số Đo Vòng Bụng Và Một Số Thói Quen Sinh Hoạt Tới Chất Lượng Tinh Dịch Của Nam Giới Đến Xét Nghiệm Tại Bệnh Viện Đại Học y Hà Nội 2020 - 2021

Tạp chí Y học Việt Nam

Mục tiêu: Khảo sát bước đầu mối liên quan giữa BMI và số đo vòng bụng, một số thói quen sinh hoạt với các chỉ số tinh dịch đồ của nam giới đến xét nghiệm tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 12 năm 2021. Đối tượng và Phương pháp: mô tả cắt ngang 296 trường hợp nam giới đến xét nghiệm tinh dịch tại trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Công nghệ mô ghép, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong thời gian từ tháng 9/2020 đến tháng 12/2021. Kết quả: Tỷ lệ mẫu có bất thường về mật độ ở nhóm thiếu cân, thừa cân, béo phì tương ứng là 33,3%, 22,2%, 20%, trong khi nhóm có cân nặng bình thường là 13,3%. Tỷ lệ tinh dịch đồ có bất thường về hình thái ở nhóm thiếu cân, thừa cân, béo phì tương ứng là 50%, 40,7%, 28%, trong khi nhóm có cân nặng bình thường là 20%. Tỷ lệ tinh dịch đồ bất thường ở nhóm có WC ≥90 cm là 52% cao hơn so với tỷ lệ tinh dịch đồ bất thường ở nhóm có số đo vòng bụng WC <90 cm là 43,5%. Tỷ lệ tinh dịch đồ bất thường nhóm không tập thể dục hàng ngày, nhóm thỉnh th...

Rối Loạn Lưỡng Cực Và Các Yếu Tố Liên Quan Ở Bệnh Nhân Đến Phòng Khám Tâm Thần Kinh, Bệnh Viện Đại Học y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh

Tạp chí Y Dược Thực hành 175

Đặt vấn đề: Rối loạn lưỡng cực (RLLC) là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu về RLLC tại Việt Nam và cụ thể là tại thành phố Hồ Chí Minh còn hạn chế. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ của RLLC trong rối loạn khí sắc (bao gồm RLLC I, II và RLTCCY) và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đến phòng khám ngoại trú Tâm thần kinh của Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 152 bệnh nhân rối loạn khí sắc từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2021. Bệnh nhân tham gia trả lời các câu hỏi và tự đánh giá các triệu chứng thông qua bộ câu hỏi rối loạn khí sắc. Kết quả: Có 152 người bệnh tham gia nghiên cứu, với 110 nữ và 42 nam, độ tuổi từ 18 đến 68 tuổi. Trong đó tỉ lệ của người bị RLLC là 36,8%. Tỉ số giới tính trong nhóm RLLC xấp xỉ 1:1. Thời gian trung vị để một bệnh nhân RLLC từ lúc khởi phát triệu chứng cho đến khi nhận được chẩn đoán RLLC là 27 tháng (...

Nghiên Cứu Mối Liên Quan Giữa Vận Tốc Sóng Mạch (Pulse Wave Velocity-PWV) Với Một Số Yếu Tố Nguy Cơ Và Mức Độ Tổn Thương Động Mạch Vành Bằng Thang Điểm Syntax Ở Bệnh Nhân Bệnh Tim Thiếu Máu Cục Bộ Mạn Tính

Tạp chí Y học Việt Nam

Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa PWV với một số yếu tố nguy cơ (YTNC) và mức độ tổn thương động mạch vành (ĐMV) bằng thang điểm SYNTAX ở bệnh nhân (BN) bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính (BTTMCBMT). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Nhóm bệnh gồm 60 người bị BTTMCBMT được chẩn đoán xác định bằng phương pháp chụp ĐMV qua da có hẹp ≥ 50% đường kính lòng mạch, đánh giá mức độ tổn thương ĐMV bằng thang điểm SYNTAX và nhóm chứng gồm 33 người nghi ngờ bị BTTMCBMT nhưng chụp ĐMV không tổn thương. Cả 2 nhóm đều được đo PWV. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm BTTMCBMT và nhóm chứng tương ứng là: 67,05 ± 12,04 và 67,67 ± 6,80 năm, p>0,05. PWV của nhóm BTTMCBMT (15,90 ± 1,49 m/s) cao hơn nhóm chứng (13,32 ± 1,98 m/s), p<0,05. Có sự tương quan mức độ vừa giữa PWV với điểm SYNTAX (r=0,477; p<0,05). Điểm cắt của PWV để dự báo tổn thương ĐMV là 14,45 m/s. Kết luận: PWV ở nhóm BTTMCBMT cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa. PWV có tương quan mức ...

Khảo Sát Tình Hình Sử Dụng Thuốc Trên Người Bệnh Hội Chứng Vành Cấp Tại Bệnh Viện Thống Nhất

Tạp chí Y học Việt Nam

Mở đầu: Hội chứng vành cấp là nguyên nhân gây ra khoảng 40% ca tử vong vì bệnh tim mạch mỗi năm. Hiện có nhiều khuyến cáo chuyên môn trong chẩn đoán và điều trị hội chứng vành cấp. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm sử dụng thuốc ức chế men chuyển/ thuốc ức chế thụ thể angiotensin II, thuốc chẹn bêta và statin điều trị trong 24 giờ đầu nhập viện và sau xuất viện ở người bệnh hội chứng vành cấp tại Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên người bệnh được chẩn đoán xuất viện nhồi máu cơ tim cấp không có ST chênh lên, nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên hoặc đau thắt ngực không ổn định tại Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 04/2020 đến tháng 08/2020. Nội dung khảo sát bao gồm: đặc điểm người bệnh hội chứng vành cấp, đặc điểm dùng thuốc ức chế men chuyển/ thuốc ức chế thụ thể angiotensin II, thuốc chẹn bêta, statin và tính hợp lý đối với chỉ định thuốc trong 24 giờ đầu nhập viện và trong đơn thuốc xuất viện. Kết quả: Tuổi trung vị của 174 người b...

Ảnh Hưởng Của Chất Lượng Tinh Dịch Tới Tỷ Lệ Thụ Tinh Trong Thụ Tinh Trong Ống Nghiệm Tại Trung Tâm HTSS & CN Mô Ghép Bệnh Viện Đại Học y Hà Nội Năm 2020 – 2021

Tạp chí Y học Việt Nam

Mục tiêu: đánh giá ảnh hưởng của tinh dịch đồ lên tỷ lệ thụ tinh của thụ tinh trong ống nghiệm. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu hồi cứu trên 660 cặp vợ chồng làm thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) từ 11/2020 đến 12/2021. So sánh tỷ lệ thụ tinh của noãn trưởng thành (MII) giữa các nhóm: tinh trùng thủ dâm và tinh trùng trích xuất; tinh trùng tươi và tinh trùng đông lạnh; tinh trùng yếu, tinh trùng ít và trinh trùng dị dang. Kết quả: Tỷ lệ thụ tinh ở nhóm tinh trùng thủ dâm và tinh trùng trích xuất là 0,78 ± 0,20 % và 0,75 ± 0,24 % (p>0,05); ở nhóm tinh trùng tươi và tinh trùng đông lạnh là 0,77 ± 0,20% và 0,81 ± 0,16 % (p>0,05). Tỷ lệ thụ tinh ở nhóm tinh trùng yếu (1), tinh trùng ít (2) và tinh trùng dị dạng (3) lần lượt là: 0,80 ± 0,20 %, 0,68 ± 0,27 % và 0,81 ± 0,18 %. (p2-3) < 0,05). Kết luận: đông lạnh tinh trùng và kỹ thuật lấy mẫu tinh dịch không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh khi làm TTTON. Bất thường về mật độ tinh trùng làm giảm rõ rệt tỷ lệ thụ tinh của no...

Xây Dựng Thang Đo Kiến Thức, Thái Độ, Hành VI Tiêu Dùng Thực Phẩm Chức Năng Tại Nhà Thuốc Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh

Tạp chí Y học Việt Nam

Ngày nay, với sự thay đổi trong quan niệm chăm sóc sức khoẻ, vai trò của thực phẩm chức năng (TPCN) ngày càng được đề cao và được coi là một trong những biện pháp thực hiện lối sống lành mạnh. Việc tìm hiểu về các kiến thức, thái độ, hành vi tiêu dùng là quan trọng nhằm phát triển các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người dân. Vì vậy, nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xây dựng thang đo kiến thức, thái độ và các yếu tố liên quan hành vi tiêu dùng TPCN tại các nhà thuốc nội thành ở Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) nhằm đánh giá mức độ chấp nhận của người tiêu dùng. Đề tài sử dụng phương pháp định tính (tổng quan lý thuyết và mô hình hành vi tiêu dùng của Phillip Kotler để xây dựng thang đo ban đầu và phỏng vấn sâu để xây dựng thang đo sơ bộ) và định lượng (bao gồm kiểm định Cronbach’s Alpha và EFA) để hiệu chỉnh thang đo sơ bộ, từ đó đánh giá sơ bộ độ tin cậy và tính giá trị của thang đo nhằm hoàn thiện thang đo chính thức. Đề tài đã xây dựng thang đo kiến thức, thái độ và các yếu...

Chất Lượng Cuộc Sống Của Người Mắc Bệnh Thận Mạn Tính Lọc Máu Chu Kỳ Tại Bệnh Viện Giao Thông Vận Tải Trung Ương Năm 2022

Tạp chí Y học Việt Nam

Mục tiêu: Mô tả chất lượng cuộc sống (CLCS) của người mắc bệnh thận mạn tính lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 122 người mắc bệnh thận mạn tính (TMT) giai đoạn cuối, điều trị lọc máu chu kỳ tại Khoa Thận – Tiết Niệu bệnh viện Giao thông vận tải năm 2022. CLCS được đánh giá bằng bộ công cụ SF36 (Kém: 0-25 điểm; Trung bình: 26-50; Khá: 51-75; Tốt: 76 – 100). Kết quả: Điểm số chất lượng cuộc sống theo SF36 của người bệnh TMT đạt 51,8 ± 23,7 (trên tổng điểm 100). Điểm trung bình sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần lần lượt là 44,4 ± 26,2 và 59,3 ± 24,1. 16,4% NB có CLCS kém; 35,2% NB có CLCS trung bình; 22,2% NB có CLCS khá; 26,2% NB có CLCS tốt. Kết luận: Điểm CLCS theo SF36 của người bệnh TMT được lọc máu chu kỳ ở mức trung bình (51,8 ± 23,7 trên tổng số 100 điểm), trong đó điểm trung bình sức khỏe thể chất thấp hơn sức khỏe tâm thần (44,4 ± 26,2 với 59,3 ± 24,1). Trong thực hành chăm ...

Nghiên Cứu Các Chỉ Số Chiều Dài Trục Nhãn Cầu, Độ Sâu Tiền Phòng, Độ Dày Giác Mạc Trung Tâm Và Độ Dày Thủy Tinh Thể Trên Người Việt Nam Từ 46 Đến 65 Tuổi

Tạp chí Y học Việt Nam, 2021

Mục tiêu: Xác định chỉ số chiều dài trục nhãn cầu, độ sâu tiền phòng, độ dày giác mạc trung tâm và độ dàythủy tinh thể trên người Việt Nam từ 46 đến 65 tuổi. Đánh giá một số yếu tố liên quan với các chỉ số nhân trắc của nhãn cầu nêu trên. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang trên 195 người Việt Nam từ 46-65 tuổi bằng MáyIOLMaster700 tại bệnh viện Mắt Trung ương. Kết quả: 195 người với 94 nam (48,2%) và 101 nữ (51,7%), chiều dài trục nhãn cầu: 23,13 ± 0,66 mm, độ sâu tiền phòng:3,15 ± 0,36 mm, độ dày giác mạc trung tâm 529,15 µm ± 30,57 µm, độ dày thủy tinh thể : 4,38 ± 0,42 mm. Chiều dài trục nhãn cầu, độ sâu tiền phòng, độ dày giác mạc trung tâm giảm theo tuổi và lớn hơn ở nam giới với p<0,05. Độ dày thủy tinh thể tăng dần theo tuổi, không có sự khác biệt giữa nam giới và và nữ giới. Kết luận: Chiều dài trục nhãn cầu, độ sâu tiền phòng, độ dày giác mạc trung tâm và độ dày thủy tinh thể là các chỉ số có giá trị trong chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý của nhãn cầu. Nghiên ...