Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thay đổi diện tích cù lao Long Khánh, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp (original) (raw)

Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Quản Lý Đất Bền Vững Ở Vùng Cao Của Huyện Nam Đông, Tỉnh Thừa Thiên Huế

Tạp chí Khoa học và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế

Nghiên cứu này nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các biện pháp quản lý đất bền vững (QLĐBV) của nông hộ ở vùng cao huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ phỏng vấn 150 nông hộ bằng bảng hỏi bán cấu trúc. Mô hình logit nhị thức được áp dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các biện pháp QLĐBV của nông hộ ở vùng nghiên cứu. Kết quả cho thấy trình độ văn hóa của chủ hộ, mức độ kiến thức của nông hộ về các biện pháp QLĐBV, sự tham gia của nông hộ vào các khóa đào tạo liên quan đến QLĐBV, lợi ích kinh tế và mức độ dễ áp dụng của các biện pháp QLĐBV và khoảng cách từ nhà đến nương rẫy là những nhân tố ảnh hưởng ý nghĩa đến khả năng áp dụng các biện pháp xen canh, luân canh và che tủ đất của nông hộ ở vùng nghiên cứu. Nâng cao kiến ​​thức của nông hộ về các biện pháp QLĐBV, và thúc đẩy họ tham gia các khóa đào tạo lên quan đến lĩnh vực này sẽ cải thiện mức độ áp dụng các biện pháp QLĐBV ở vùng nghiên cứu.

Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Trồng Trọt Của Người Dân Thành Phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng: Nghiên Cứu Trường Hợp Tại Phường 7

Tạp chí Khoa học Đại học Đà Lạt, 2017

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang là một trong những thách thức lớn nhất đổi với nhân loại. BĐKH tác động đến hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế từ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản đến sản xuất dầu khí, thủy điện và vận tải biển... Trồng trọt là một trong những ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất do BĐKH. Bài viết này góp phần nghiên cứu đánh giá bước đầu về một số biểu hiện của BĐKH ở thành phố Đà Lạt và tác động của nó đến hoạt động trồng trọt tại địa bàn nghiên cứu, cũng như cách thức mà các hộ gia đình nơi đây ứng phó với BĐKH. Trên cơ sở đó khuyến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực thích ứng với BĐKH của các hộ gia đình trong trồng trọt.

Tình Hình Sản Xuất Và Điều Kiện Duy Trì Mô Hình Lúa Cánh Đồng Mẫu Lớn Ở Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình

Hue University Journal of Science: Agriculture and Rural Development

Tóm tắt: Nghiên cứu này phân tích tình hình sản xuất lúa cánh đồng mẫu lớn (CĐML), mức độ và điều kiện để duy trì mô hình sản xuất lúa CĐML. Một cuộc khảo sát nông hộ được thực hiện tại 3 xã có diện tích lúa lớn ở huyện Lệ Thủy bằng bảng hỏi bán cấu trúc để thu thập thông tin về diện tích, năng suất, sản lượng tiêu thụ, điều kiện sản xuất và khả năng duy trì mô hình sản xuất lúa CĐML. Kết quả cho thấy mô hình sản xuất lúa CĐML đã hình thành các vùng sản xuất lúa tập trung, góp phần giảm số thửa từ 5,7 thửa xuống còn 2,4 thửa/hộ. Diện tích trung bình một CĐML là 76,7 ha với khoảng 212 hộ tham gia sản xuất các giống mới chất lượng cao hơn, giảm được lượng giống sử dụng trung bình từ 5,9 kg/sào xuống còn 4,2 kg/sào, nâng cao năng suất 0,15 tạ/sào, đồng thời giảm được 4,1% tổng chi phí sản xuất so với sản xuất ngoài CĐML. Tuy vậy, mức độ duy trì quy trình sản xuất lúa CĐML còn thấp. Sau 4 năm thực hiện, có đến hơn 81,7...

Xác định yếu tố ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Cần Thơ theo góc nhìn người sử dụng đất

Can Tho University Journal of Science

Trong nghiên cứu này, mô hình phân tích nhân tố khám phá (exploratory factor analysis – EFA) và mô hình hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Thông qua thực hiện phỏng vấn điều tra với 100 người sử dụng đất trong vùng quy hoạch trên địa bàn thành phố Cần Thơ, kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy quy hoạch sử dụng đất thành phố Cần Thơ bị ảnh hưởng 55,1% bởi các nhóm yếu tố đưa vào mô hình nghiên cứu. Theo kết quả nghiên cứu, có 5 nhóm yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến quy hoạch sử dụng đất tại thành phố Cần Thơ theo góc nhìn người sử dụng đất với mức ý nghĩa thống kê là 1% (xếp theo mức độ từ mạnh đến yếu) gồm: nhóm yếu tố kinh tế, nhóm yếu tố môi trường, nhóm các yếu tố khác, nhóm yếu tố xã hội, nhóm yếu tố thể chế, pháp lý.

Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng

Can Tho University Journal of Science

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng đa dạng nguồn tài nguyên cây làm thuốc ở Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng, từ đó làm cơ sở cho việc sử dụng, quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc tại đây. Các phương pháp được sử dụng bao gồm PRA, điều tra thực địa, so sánh hình thái để phân loại và tra cứu các tài liệu chuyên ngành về cây làm thuốc. Kết quả đã xác định được 603 loài thuộc 418 chi của 134 họ trong 3 ngành thực vật. Ngành ngọc lan (Magnoliophyta) chiếm 97,18% tổng số loài, 96,41% tổng số chi và 89,55% tổng số họ khảo sát được. Ba loài có tên trong "Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam" (2006), "Sách đỏ Việt Nam" (2007) và Nghị định 06/2019/NĐ-CP. Các cây thuốc thu được thuộc 8 dạng sống và phân bố trong 7 sinh cảnh, hầu hết tìm thấy ở sinh cảnh vườn (vườn nhà, vườn cây ăn trái và vườn thuốc nam). Có 10 bộ phận của cây được sử dụng để chữa trị cho 36 nhóm bệnh. Có 25 loài cây thuốc được ng...

Thực Trạng Và Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sản Xuất Các Sản Phẩm Thủ Công Của Hộ Gia Đình Tại Làng Nghề Đệm Bàng Phò Trạch, Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế

Tạp chí Khoa học và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, 2021

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng và các yếu tố tác động đến sản xuất các sản phẩm thủ công làm từ cây cỏ Bàng (Lepironia actiulata) thông qua phỏng vấn những người am hiểu cùng 60 hộ gia đình tại làng nghề Đệm Bàng Phò Trạch. Kết quả nghiên cứu cho thấy sản phẩm đệm bàng được sản xuất bởi các hộ cá thể với khoảng 1,21 lao động/hộ, chủ yếu là lao động nữ lớn tuổi. Sản phẩm chính của làng gồm chiếu (khổ từ 1,2 - 1,6 m), đệm, chẹ và các sản phẩm mỹ nghệ. Trong số các sản phẩm này, đệm, chẹ và chiếu kích thước nhỏ là phổ biến nhất và chủ yếu được tiêu thụ bởi những người thu gom nhỏ. Chi phí sản xuất, giá bán và thu nhập từ một đơn vị sản phẩm khác nhau tùy thuộc vào chất lượng nguyên liệu, độ dày bền và độ tinh xảo. Làng nghề Đệm Bàng Phò Trạch được duy trì và phát triển được nhờ tính truyền thống, nguồn nguyên liệu sẵn có, khả năng tạo thu nhập ổn định, phù hợp với người già và phụ nữ. Trong khi đó, sản xuất đệm bàng cũng đang gặp nhiều yếu tố cản trở như khó sản...

Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Ở Huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế

Tạp chí Khoa học và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, 2021

Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp (HTX). Thông tin nghiên cứu được thu thập từ phỏng vấn 75 thành viên các HTX, 2 thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu các giám đốc HTX. Nghiên cứu sử dụng phương pháp Analytical Hierarchy Process (AHP) để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các HTX được xếp theo thứ bậc. Nghiên cứu đã chỉ ra được 6 yếu tố chính: Chính sách, thị trường, điều kiện tự nhiên, kinh tế và đời sống xã hội, năng lực HTX, năng lực thành viên và 36 yếu tố phụ. Trong đó, chính sách là yếu tố có ảnh hưởng nhất, tiếp theo lần lượt là yếu tố tự nhiên, thị trường, năng lực HTX, kinh tế và đời sống xã hội, năng lực thành viên. Các giá trị điểm hiệu quả bình quân tập trung vào yếu tố chính sách và năng lực HTX. Năng lực thành viên, năng lực quản lý, sự tâm huyết của HTX chưa được đánh giá cao. Vì thế, kết quả chỉ ra yếu tố còn hạn chế trong quá trình hoạt động của HTX, từ đó đưa ra các giải pháp nâ...

Diễn Biến Chất Lượng Một Số Loại Đất Nông Nghiệp Vùng Gò Đồi Huyện Bạch Thông, Tỉnh Bắc Kạn

TNU Journal of Science and Technology

Để khai thác bền vững đất vùng gò đồi của huyện Bạch Thông, nghiên cứu đã tập trung đánh giá diễn biến chất lượng một số loại đất với các đối tượng cây trồng khác nhau qua 15 năm sử dụng đất. Nghiên cứu được thực hiện bằng các phương pháp kết hợp kế thừa số liệu phân tích phẫu diện đất năm 2005 và tiến hành đào phẫu diện và lấy mẫu đất phân tích một số chỉ tiêu chất lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, toàn vùng gò đồi huyện Bạch Thông có 5 nhóm đất với 11 loại đất chính. Nhóm đất đỏ vàng có 5 loại đất chiếm diện tích lớn nhất (88,58% tổng diện tích đất), đây là nhóm đất được sử dụng cho nhiều loại cây trồng phổ biến của vùng. Nghiên cứu trên 6 loại đất phổ biến với các loại cây trồng khác nhau tại vùng gò đồi Bạch Thông cho thấy trải qua thời gian canh tác 15 năm đã biến đổi tính chất, biểu hiện thông qua sự thay đổi các chỉ tiêu về độ chua, hàm lượng hữu cơ, các chất dinh dưỡng tổng số trong đất, thành phần cấp hạt. Các loại cây trồng lâu năm đã làm cho diễn biến chất lượng đất the...

Đánh Giá Biến Đổi Của Sét Núi Nưa Trong Môi Trường Kiềm Nhằm Cô Lập Rác Thải Có Tính Phóng Xạ

KỶ YẾU HỘI THẢO CAREES 2019 NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG, 2019

Clay from Nui Nua area (Co Dinh valley, Thanh Hoa province) characterized by mainly Fesmectite was used to study short-term alteration in high-alkaline solutions of 1M NaOH and KOH. Starting material and treated products were carried out by XRD, FT-IR, and TEM-EDX methods to identify changes in structure and chemical composition of smectite particles. The yielded results all showed changes in the structure of Nui Nua Fe-smectite: from Ca-dominating interlayer in the starting material into Na-dominating or K-dominating interlayer in the products. Therefore, a process of ion exchange has happened. Besides, dissolution of a part of Fe-smectite particles also worked in such high-alkaline solution. Both processes resulted in illitization and consequently, the expandability and self-sealing ability of the clay reduced. With this finding, the isolation capacity of the Nui Nua clay for radioactive is limited in such high-alkaline solution.