Cảm hứng nhân văn trong truyện ngắn Nguyễn Trí (original) (raw)

Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ

Dong Thap University Journal of Science, 2013

Văn học Việt Nam từ sau đổi mới đã đưa đến những sự cách tân bứt phá trên mọi phương diện, trong đó phải kể đến lĩnh vực truyện ngắn với hàng loạt các tác phẩm có giá trị. Đến với "37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ", người đọc thấy được những tìm tòi, sáng tạo của một cây bút nữ giàu nội lực, đem lại tiếng nói mới mẻ, hiện đại cho văn xuôi nước nhà. Trong đó phải kể đến nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trần thuật đa dạng, độc đáo, thể hiện cái nhìn đa chiều, đa diện, khuynh hướng đối thoại của truyện ngắn hiện đại.

Cái hay của tiếng Việt qua ngôn từ nghệ thuật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY, 2020

Cho đến nay, có thể nói các nhà nghiên cứu đã tiếp cận Truyện Kiều của Nguyễn Du ở hầu hết mọi góc độ, khía cạnh, trong đó có khía cạnh ngôn từ với các phương diện như: ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa, và cú pháp. Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi không nhằm vẽ lại cấu trúc ngôn từ nghệ thuật của Truyện Kiều mà chỉ tập trung làm rõ cái hay của tiếng Việt mà cấu trúc ngôn từ nghệ thuật của Truyện Kiều đem lại từ hai khía cạnh: ngữ âm – nhạc điệu, và từ vựng – tính đa nghĩa.

Điểm nhìn trần thuật về vấn đề nữ quyền trong văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ

Dong Thap University Journal of Science

Điểm nhìn trần thuật là một yếu tố khơi mở cái nhìn mới về vấn đề Nữ quyền trong văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ. Khai thác từ góc độ điểm nhìn vừa cho thấy nội dung táo bạo lại cho thấy tài năng độc đáo của nữ nhà văn Thụy Vũ khi nói đến những rào cản và sự bứt phá của nữ giới miền Nam giữa thế kỉ XX. Từ đó, khẳng định đóng góp quan trọng của Thụy Vũ trong Văn học Nữ Việt Nam.

Cốt truyện sự kiện trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2000

Tạp chí Khoa học, 2019

Những tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2000 được tổ chức theo mô hình cốt truyện sự kiện có khả năng bao quát hiện thực đời sống của con người Việt Nam trong những không gian xã hội rộng lớn, mang tính thời sự rõ nét. Điều đó tạo cho người đọc cảm giác câu chuyện đang được kể ở thời điểm “hiện tại”, “bây giờ”. Sự xuất hiện phổ biến của các tiểu thuyết có cốt truyện sự kiện cho thấy nhu cầu được nói thật, nhu cầu được nhận thức lại những vấn đề của lịch sử, xã hội từ một góc độ khách quan, không né tránh của các nhà tiểu thuyết thời kì đổi mới.

Ảnh Hưởng Của Nhân Tố Đẩy Và Kéo Đến Lòng Trung Thành Của Du Khách Đối Với Điểm Đến Hội an

Hue University Journal of Science: Economics and Development, 2019

Tóm tắt: Lòng trung thành của du khách đối với điểm đến là một yếu tố quan trọng nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của một điểm đến du lịch. Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên cơ sở điều tra khảo sát ý kiến của 231 du khách trong nước và quốc tế đến Hội An. Mục tiêu chính của nghiên cứu nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa động cơ đẩy và kéo, sự hài lòng và lòng trung thành của du khách đối với điểm đến Hội An. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố đẩy, nhân tố kéo, cùng với sự hài lòng có ảnh hưởng đến lòng trung thành của du khách đối với điểm đến Hội An. Ngoài ra, trong bối cảnh du lịch di sản, du khách có xu hướng trung thành với điểm đến với nhu cầu được tìm hiểu lịch sử, đến thăm những điểm tham quan di sản – văn hóa, gặp gỡ những con người mới và giao lưu với cộng đồng địa phương. Theo đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao lòng trung thành của du khách, góp phần thu hút du khách quay trở lại điểm đến di sản Hội An, bao gồm định vị và phát triển hình ảnh điểm đến H...

Một Vài Đặc Điểm Về Ngôn Ngữ Trong Nôm Đường Luật Phan Bội Châu Thời Kỳ Ở Huế

SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY

Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX được xem là giai đoạn “giao thời”, với sự đấu tranh giữa thơ Cũ và thơ Mới, giữa truyền thống và cách tân, tồn tại nhiều khuynh hướng, dòng phái khác nhau. Từ góc độ thể loại, không ít người cho đây là thời điểm thơ tự do thắng thế, thơ Đường luật nói chung bị xem là hết mùa, lỗi thời. Song vẫn còn đó một minh chứng hùng hồn cho sự hiện diện của thơ Nôm Đường luật Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XX, đó là Nôm Đường luật Phan Bội Châu. Bài viết trên cơ sở chỉ ra một vài đặc điểm về ngôn ngữ trong thơ Nôm Đường luật Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế, từ đó cho thấy những đổi mới, cách tân của Phan Sào Nam trong việc sử dụng thể thơ truyền thống của dân tộc.

Một số đặc điểm của phép lặp ngữ pháp trong thơ Tố Hữu

SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY, 2020

Bài viết trình bày kết quả khảo sát trong thơ Tố Hữu xét về mặt hình thức. Trên cơ sở xác định đơn vị liên kết trong văn bản thơ là dòng thơ, bài viết đã miêu tả, làm rõ đặc điểm của lặp ngữ pháp trong thơ Tố Hữu xét ở 3 mặt: cấu trúc (với các kiểu lặp đủ, lặp thừa, lặp thiếu, lặp thừa, lặp khác), số lần lặp (lặp đơn và lặp phức) và tính chất (với các kiểu lặp liền và lặp cách).

Giá Trị Của Các Chuyển Đạo Điện Tâm Đồ Cải Tiến Trong Phân Biệt Vị Trí Khởi Phát Ngoại Tâm Thu Thất Từ Đường Ra Thất Phải Và Đường Ra Thất Trái

Tạp chí Y học Việt Nam

Đặt vấn đề: Các rối loạn nhịp thất trên người không có bệnh tim thực tổn, hay còn được gọi là các rối loạn nhịp thất vô căn (idiopathic ventricular arrhythmias), đa phần đều khởi phát từ đường ra tâm thất. Phân biệt ngoại tâm thu thất từ đường ra thất phải (ĐRTP) và đường ra thất trái (ĐRTT) còn nhiều khó khăn, đặc biệt là ngoại tâm thu thất (NTTT) có dạng block nhánh trái với chuyển tiếp tại V3. Mục tiêu nghiên cứu chúng tôi là:Xác định giá trị của các chuyển đạo điện tâm đồ cải tiến trong chẩn đoán phân biệt vị trí khởi phát ngoại tâm thu thất từ đường ra thất phải và đường ra thất trái. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang 70 bệnh nhân ngoại tâm thu thất không có bệnh tim thực tổn và có chỉ định thăm dò điện sinh lý và điều trị RF. Kết quả nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu 70 bệnh nhân có ngoại tâm thu thất khởi phát từ đường ra tâm thất được thăm dò điện sinh lý và triệt đốt RF thành công ở đường ra thất phải (ĐRTP: n=47) và đường ra thất trái (ĐRTT...