NGHIÊN CỨU BẢN CHẤT LIÊN KẾT HÓA HỌC CỦA CLUSTER Si2M VỚI M LÀ MỘT SỐ KIM LOẠI HÓA TRỊ I (original) (raw)

NGHIÊN CỨU SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA HÀM PHÂN BỐ XUYÊN TÂM VÀ PHÂN BỐ GÓC LIÊN KẾT TRONG HỆ Mg2SiO4 RẮN

2021

Trong bài báo này, đặc trưng hình học của các đa diện SiOx và MgOn trong hệ Mg2SiO4 rắn theo áp suất khác nhau được mô phỏng bằng phương pháp động lực học phân tử. Cấu trúc của hệ Mg2SiO4 rắn được phân tích thông qua hàm phân bố xuyên tâm cặp và phân bố góc liên kết. Kết quả phân tích cho thấy có mối tương quan chặt chẽ giữa hàm phân bố xuyên tâm cặp Si-Si, Mg-Mg và phân bố góc liên kết Si-O-Si, Mg-O-Mg tương ứng. Sự thay đổi đặc trưng của hàm phân bố xuyên tâm cặp Si-Si, Mg-Mg theo áp suất cũng được thảo luận chi tiết.

ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ CaCl2, NHIỆT ĐỘ SẤY VÀ THỜI GIAN SẤY ĐẾN CHẤT LƯỢNG BỘT ỔI SẤY LẠNH

Tạp chí Khoa học và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế

Nghiên cứu này nhằm khảo sát ảnh hưởng của nồng độ CaCl2 trong nước ngâm trước khi sấy, nhiệt độ sấy và thời gian sấy đến chất lượng bột ổi sấy lạnh dựa trên các chỉ tiêu về độ ẩm, màu sắc, hàm lượng vitamin C và chất lượng cảm quan của sản phẩm bằng máy sấy bơm nhiệt. Ổi nguyên liệu được cắt lát khoảng 0,15 cm, xử lý với CaCl2 nồng độ 2, 3, 4 và 5% (đối chứng 0%) để hạn chế sự mất màu và giảm độ nhớt của ổi trong quá trình sấy, sau đó được đưa đi sấy lạnh và nghiền mịn để tạo sản phẩm bột ổi. Kết quả cho thấy CaCl2 nồng độ 4% giúp màu sắc của sản phẩm sáng hơn, chất lượng cảm quan cao hơn. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến chất lượng bột ổi sấy lạnh được khảo sát ở các mốc nhiệt độ 45, 50, 55 và 60oC. Ảnh hưởng của thời gian sấy được khảo sát cách 2 giờ mỗi lần đối với độ ẩm kể từ khi bắt đầu sấy và ở 16, 18 và 20 giờ sau khi sấy đối với chỉ tiêu vitamin C và cảm quan. Ổi sấy ở 50oC trong 18 giờ cho độ ẩm 11,73% (< 13%), hàm lượng vitamin C là 156 mg, tính chất cảm quan của bột ổi ở mứ...

MÔ HÌNH TRIỂN KHAI KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM NHANH KHÁNG NGUYÊN SARS-CoV-2 BẢO VỆ BỆNH VIỆN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ TRONG BỐI CẢNH ĐỢT DỊCH COVID-19 THỨ TƯ TẠI VIỆT NAM

Tạp chí Y học Việt Nam, 2021

Đợt dịch COVID-19 thứ tư đang diễn ra tại Việt Nam với cường độ mạnh, nhiều ổ dịch xuất hiện, và tốc độ lây lan nhanh với các biến chủng nguy hiểm. Điều này đặt ra một vấn đề cấp bách là phải có một chiến lược hữu hiệu để bảo vệ an toàn bệnh viện (BV), nơi vừa được coi là tuyến đầu, nhưng lại là nơi COVID-19 dễ tấn công nhất trong tình hình dịch bệnh lan rộng như hiện nay cũng như trong tương lai khi các đợt dịch tiếp theo xảy ra. Ngày 28 tháng 4 năm 2021, Bộ Y tế đã có Quyết định số 2022/QĐ-BYT về việc Ban hành Hướng dẫn sử dụng sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên vi rút SARS-CoV-2. Mô hình triển khai các điểm sàng lọc cùng với xét nghiệm nhanh kháng nguyên đã được BV Hữu nghị áp dụng hiệu quả và có những thành công bước đầu. Mô hình này được ghi lại trong bài báo để các BV có thể tham khảo, chia sẻ, và áp dụng vào từng điều kiện cụ thể của mình.

Kết Quả Trám Xoang Sâu Loại I Sử Dụng Silver Diamine Fluoride (SDF) Và Glass Ionomer Cement (Gic) Ở Trẻ 4-5 Tuổi Tại Trường Mầm Non Đức Giang Năm 2020 – 2021

Tạp chí Y học Việt Nam, 2021

Mục tiêu: Nhận xét kết quả trám xoang sâu loại I bằng phương pháp trám răng không sang chấn sử dụng Silver diamine fluoride (SDF) và Glass ionomer cement (GIC). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng trên 103 răng hàm sữa có xoang sâu loại I chưa tổn thương tủy ở 29 trẻ 4-5 tuổi tại Trường mầm non Đức Giang từ tháng 10/2020 đến tháng 06/2021. Kết quả nghiên cứu: Trong tổng số 103 răng hàm sữa có xoang sâu loại I: 68,93% xoang sâu mã 5; 31,07% xoang sâu mã số 6 theo phân loại ICDAS đã được điều trị trám răng. Kết quả điều trị sau 3 tháng: tỷ lệ tốt ở các tiêu chí lưu giữ là 90.29%, kín khít là 89,32%, hình thể là 94.17%. Sau 6 tháng: tỷ lệ tốt ở các tiêu chí lưu giữ là 87.38%, kín khít là 83.5%, hình thể là 93.2%. Không có miếng trám nào sâu tái phát sau theo dõi 3 tháng, 6 tháng. 100% trẻ hài lòng khi được điều trị theo phương pháp này.

Đánh Giá Tính Chất Cơ Học Của Cấp Phối Đá Dăm Gia Cố XI Măng Có Trộn Thêm Cốt Liệu Cao Su Ở Phòng Thí Nghiệm Và Ngoài Hiện Trường

Transport and Communications Science Journal

Cốt liệu cao su được nhận định sẽ giúp tăng khả năng kháng nứt do co ngót của vật liệu xi măng. Tuy nhiên hiện không nhiều các nghiên cứu sử dụng cốt liệu phế thải này trong lớp móng cấp phối đá dăm (CPĐD) gia cố xi măng (GCXM). Nghiên cứu này sử dụng cốt liệu cao su cỡ hạt 1÷3 mm thêm vào CPĐD Dmax25 gia cố 4% xi măng với tỉ lệ 1%, 2% và 5% khối lượng cốt liệu khô. Các loại CPĐD-cao su GCXM này được thí nghiệm đánh giá các chỉ tiêu cường độ và đặc biệt triển khai thi công thí điểm 2 loại CPĐD GCXM sử dụng 0% và 2% cao su. Kết quả cho thấy CPĐD GCXM trộn thêm 1% và 2% cao su đạt cường độ yêu cầu làm lớp móng trên. Ngoài ra, đã quan sát được 2 vết nứt rộng khoảng 1 mm xuất hiện ở ngày thứ 30 trên lớp móng GCXM không trộn thêm cốt liệu cao su trên toàn bộ bề rộng lớp móng (3,25 m), trong khi đó CPĐD GCXM thêm 2% cao su không xuất hiện vết nứt. Điều này chứng tỏ cốt liệu cao giúp CPĐD GCXM giảm co ngót và hạn chế nứt do co ngót. Nghiên cứu góp phần thúc đẩy sử dụng cốt liệu cao su được...

Đánh Giá Độc Tính Cấp Tính Của Cao Chiết Hạt Cà Phê Xanh Việt Nam Trên Động Vật Thực Nghiệm

Tạp chí Y học Việt Nam, 2022

Mục tiêu: Đánh giá độc tính cấp tính của cao chiết hạt cà phê xanh Việt Nam trên chuột nhắt trắng. Phương pháp: Độc tính cấp tính được đánh giá qua 2 pha: Pha dò liều và pha đánh giá. Pha dò liều được thực hiện với mỗi liều 2 chuột nhắt để tìm ra liều gây chết 1 trong 2 chuột. Pha đánh giá được thực hiện nhằm xác định liều LD50 với các liều lấy cơ sở từ pha dò liều. Các dấu hiệu nhiễm độc của chuột hoặc chuột chết ở cả hai pha đều được theo dõi trong 72 giờ sau khi uống cao chiết hạt cà phê xanh. Kết quả: Ở pha dò liều: với liều 5000mg/kg vẫn không làm chết 1 trong 2 chuột được thử nghiệm. Ở pha đánh giá, trong 72 giờ theo dõi, không thấy có dấu hiệu nhiễm độc ở chuột và không có chuột chết, trọng lượng chuột không bị giảm, hình ảnh vi thể của gan và thận của chuột hoàn toàn bình thường ở tất cả các liều cao chiết thử nghiệm là 500mg/kg, 1000mg/kg, 2000mg/kg và 5000mg/kg. Kết luận: Cao chiết hạt cà phê xanh là an toàn. Liệu độc tính LD50 của cao chiết hạt cà phê xanh là lớn hơn 5000...

ĐÁNH GIÁ SỰ BIỂU HIỆN MỘT SỐ GEN LIÊN QUAN ĐẾN SỰ RA HOA Ở CÂY CÚC FARM (Chrysanthemum morifolium) DƯỚI ĐIỀU KIỆN CHIẾU SÁNG BỔ SUNG ÁNH SÁNG LED ĐỎ

TNU Journal of Science and Technology, 2021

Để kéo dài thời gian sinh trưởng và ức chế việc ra hoa sớm của hoa cúc thương phẩm, nghiên cứu đã sử dụng các nguồn sáng nhân tạo. Chiếu sáng trong canh tác hoa cúc, chủ yếu dựa trên hai phương pháp: Chiếu sáng bổ sung kéo dài ngày và dùng ánh sáng để phá đêm. Nghiên cứu này giúp lựa chọn được nguồn sáng và thời gian chiếu sáng bổ sung phù hợp giúp giảm chi phí năng lượng, tăng hiệu quả kinh tế. Dưới điều kiện chiếu sáng LED đỏ 660 nm với thời gian chiếu sáng 1-2 h/1 đêm, cây cúc Farm có được hiệu quả kìm hãm quá trình ra hoa tương đương với đèn compact truyền thống. Mức độ biểu hiện gen CO, TFL được ghi nhận thông qua phản ứng RT- PCR định lượng với các cặp mồi đặc hiệu. Tại nhóm chiếu sáng, gen TFL, gen ức chế quá trình ra hoa có biểu hiện gấp 1,27 lần, trong khi đã gây ức chế sự biểu hiện của gen CO, gen cảm ứng sự hình thành nụ còn 0,83 lần so với đối chứng không chiếu đèn. Kết quả này là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo về đánh giá biểu hiện gen...

Hội Nghị Công Nghệ Sinh Học Toàn Quốc 2020 24 O-VL02: Hoạt Tính Kháng Sự Hình Thành Biofilm Trên Chủng VI Khuẩn Staphylococcus Aureus Từ Cao Phân Đoạn Ethyl Acetate Trâm Tròn (Syzygium Glomeratum)

Staphylococcus aureus là chủng vi khuẩn nguy hiểm gây nhiễm trùng bệnh viện, ngày nay chủng này đã xuất hiện nhiều cơ chế kháng thuốc và gây tử vong trong các ca mắc bệnh. Ngày nay, liệu pháp sử dụng thuốc có nguồn gốc tự nhiên trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn kháng kháng sinh đang được quan tâm. Hơn nữa, trong một nghiên cứu khác nhóm tác giả đã công bố cao tổng ethanol từ Trâm Tròn thể hiện hoạt tính kháng khuẩn staphylococcus aureus và khả năng kết hợp một phần với vancomycin. Trong nghiên cứu này, sử dụng phương pháp chiết lỏng-lỏng để thu nhận các cao phân đoạn từ hai dung môi có độ phân cực tăng dần là hexan và ethylacetate. Nồng độ ức chế tối thiểu của phân đoạn được xác định bằng phương pháp vi pha loãng, đồng thời thử nghiệm khả năng kháng sự hình thành biofilm trên hai chủng staphylococcus aureus nhạy với kháng sinh methicillin (MSSA ATCC6538) và kháng methicillin (MRSA ATCC33591) bằng phương pháp nhuộm bắt màu với crystal violet. Kết quả từ cao tổng ethanol có hai phân...