ĐÁNH GIÁ SỰ BIỂU HIỆN MỘT SỐ GEN LIÊN QUAN ĐẾN SỰ RA HOA Ở CÂY CÚC FARM (Chrysanthemum morifolium) DƯỚI ĐIỀU KIỆN CHIẾU SÁNG BỔ SUNG ÁNH SÁNG LED ĐỎ (original) (raw)

2021, TNU Journal of Science and Technology

Để kéo dài thời gian sinh trưởng và ức chế việc ra hoa sớm của hoa cúc thương phẩm, nghiên cứu đã sử dụng các nguồn sáng nhân tạo. Chiếu sáng trong canh tác hoa cúc, chủ yếu dựa trên hai phương pháp: Chiếu sáng bổ sung kéo dài ngày và dùng ánh sáng để phá đêm. Nghiên cứu này giúp lựa chọn được nguồn sáng và thời gian chiếu sáng bổ sung phù hợp giúp giảm chi phí năng lượng, tăng hiệu quả kinh tế. Dưới điều kiện chiếu sáng LED đỏ 660 nm với thời gian chiếu sáng 1-2 h/1 đêm, cây cúc Farm có được hiệu quả kìm hãm quá trình ra hoa tương đương với đèn compact truyền thống. Mức độ biểu hiện gen CO, TFL được ghi nhận thông qua phản ứng RT- PCR định lượng với các cặp mồi đặc hiệu. Tại nhóm chiếu sáng, gen TFL, gen ức chế quá trình ra hoa có biểu hiện gấp 1,27 lần, trong khi đã gây ức chế sự biểu hiện của gen CO, gen cảm ứng sự hình thành nụ còn 0,83 lần so với đối chứng không chiếu đèn. Kết quả này là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo về đánh giá biểu hiện gen...

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA HỆ VẬT LIỆU NANO TỔ HỢP MANG KHÁNG SINH ĐỐI VỚI VI KHUẨN VIBRIO PARAHAEMOLYTICUS – GÂY BỆNH HOẠI TỬ GAN TUY TỤY CẤP (AHPNS) TRÊN TÔM CHÂN TRẮNG Litopenaeus vannamei (Boone 1931)

Hue University Journal of Science: Agriculture and Rural Development

TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá khả năng kháng khuẩn của hệ vật liệu nano tổ hợp mang kháng sinh Ag-TiO2-Doxycycline-Alginate (TiO2 - Ag/ DO /Alg) đối với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus - tác nhân chính gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm Chân trắng. Trong nghiên cứu này, hệ vật liệu nano TiO2- Ag/ DO /Alg được tổng hợp tại Viện Khoa học Vật liệu – Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus được phân lập từ 60 mẫu tôm bệnh trên cơ sở triệu chứng bệnh, đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh thái. Kết quả thử nghiệm cho thấy hệ nano TiO2-Ag /DO/Alg có hiệu lực diệt khuẩn V. parahaemolyticus tốt và vượt trội hơn kháng sinh DO thông thường (p<0.05). Hệ nano với nồng độ 50ppm cho đường kính vòng kháng khuẩn lớn hơn so với kháng sinh DO ở nồng độ 1000ppm (p<0.05).Từ khóa: TiO2-Ag /DO/Alg, Vibrio parahaemolyticus, bệnh AHPNS

THỬ NGHIỆM SẢN XUẤT VÀ BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG BỘT ĐẠM TỪ TRÙN QUẾ (Perionyx excavatus) LÊN ĐÀN HEO CON LAI (Yourshire và Landrace) SAU CAI SỮA

Journal of Science and Technology - IUH, 2020

Trùn quế (Perionyx excavatus) là loài sinh vật phổ biến và có ích trong việc tham gia cải tạo và cung cấp dưỡng chất cho đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, hàm lượng đạm cao trong thịt trùn quế cũng là nguồn dưỡng chất dồi dào cho ngành chăn nuôi. Chúng tôi đã tiến hành thuỷ phân thịt trùn quế bằng hệ thống lên men bán tự động trong 18 giờ ở nhiệt độ 40℃, tốc độ khuấy 130 vòng/phút, pH 6,5. Hỗn hợp lên men được bổ sung 5% rỉ đường, 1% enzyme protease SEB-Neutral PL, 5mM Ca2+ và 40% thịt trùn quế. Dịch thuỷ phân được sấy phun với 20% maltodextrin M100 để tạo bột đạm hoà tan nhằm dể dàng bảo quản, vận chuyển và bổ sung cho chăn nuôi. Đàn heo sử dụng 2% bột đạm từ thịt trùn quế trong khẩu phần ăn có tốc độ tăng trưởng tốt nhất. Các đàn heo sử dụng bột đạm từ thịt trùn quế đều có sức khoẻ và hoạt động sinh lý ổn định. Nghiên cứu này sẽ tiếp tục được thực hiện trên nhiều đối tượng khác để nhằm thương mại hoá sản phẩm bột đạm từ thịt trùn quế.

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TỔNG HỢP CANTHAXANTHIN CỦA VI KHUẨN Paracoccus carotinifaciens VTP20181

Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm

Sinh tổng hợp canthaxanthin từ vi sinh vật là hướng tiếp cận thực tiễn được nhiều nhà nghiên cứu, doanh nghiệp chú ý nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường đối với hoạt chất sinh học gốc carotenoid có nhiều tiềm năng này. Mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát ảnh hưởng của một số thành phần môi trường đến khả năng sinh tổng hợp canthaxanthin của P.carotinifaciens VTP20181 được phân lập và tuyển chọn tại Viện Công nghiệp Thực phẩm. Các thành phần môi trường tiến hành khảo sát gồm cơ chất carbon, nitrogen, muối khoáng, hợp chất trung gian, vitamin và acid amin được đánh giá qua hiệu suất sinh tổng hợp canthaxainthin của P.carotinifaciens VTP20181 sau lên men. Kết quả: Trong môi trường có sucrose, P.carotinifaciens VTP20181 tăng hiệu suất sinh tổng hợp canthaxanthin đến 10,89 mgCx/l so với mẫu đối chứng sử dụng glucose (10,63mgCx/l), cao nhất trong các mẫu thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của nguồn cơ chất carbon. Hiệu suất tạo thành canthaxanthin của vi khuẩn này cao hơn mẫu đối chứng tr...

Đánh Giá Độc Tính Cấp Tính Của Cao Chiết Hạt Cà Phê Xanh Việt Nam Trên Động Vật Thực Nghiệm

Tạp chí Y học Việt Nam, 2022

Mục tiêu: Đánh giá độc tính cấp tính của cao chiết hạt cà phê xanh Việt Nam trên chuột nhắt trắng. Phương pháp: Độc tính cấp tính được đánh giá qua 2 pha: Pha dò liều và pha đánh giá. Pha dò liều được thực hiện với mỗi liều 2 chuột nhắt để tìm ra liều gây chết 1 trong 2 chuột. Pha đánh giá được thực hiện nhằm xác định liều LD50 với các liều lấy cơ sở từ pha dò liều. Các dấu hiệu nhiễm độc của chuột hoặc chuột chết ở cả hai pha đều được theo dõi trong 72 giờ sau khi uống cao chiết hạt cà phê xanh. Kết quả: Ở pha dò liều: với liều 5000mg/kg vẫn không làm chết 1 trong 2 chuột được thử nghiệm. Ở pha đánh giá, trong 72 giờ theo dõi, không thấy có dấu hiệu nhiễm độc ở chuột và không có chuột chết, trọng lượng chuột không bị giảm, hình ảnh vi thể của gan và thận của chuột hoàn toàn bình thường ở tất cả các liều cao chiết thử nghiệm là 500mg/kg, 1000mg/kg, 2000mg/kg và 5000mg/kg. Kết luận: Cao chiết hạt cà phê xanh là an toàn. Liệu độc tính LD50 của cao chiết hạt cà phê xanh là lớn hơn 5000...

Loading...

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.