Phân Tích Kết Quả Lâm Sàng Và Biến Cố Bất Lợi Trên Người Bệnh COVID-19 Được Sử Dụng Thuốc Remdesivir Tại Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec (original) (raw)

Kết Quả Điều Trị Bệnh Nhân COVID19 Được Can Thiệp Ecmo Tại Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương

Tạp chí Y học Việt Nam

Mục tiêu: Nhận xét kết quả áp dụng ECMO trong điều trị bệnh nhân (BN) COVID19 tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương. Phương Pháp: Hồi sứu mô tả, BN COVID19 được can ECMO, thời gian từ tháng 3 năm 2020 đến hết tháng 3 năm 2022. Kết quả: 58 BN đủ tiêu chuẩn, Nam giới chiếm 50%; tuổi trung bình là 48±16 tuổi; 49 BN (72.4%) có bệnh nền, trong đó bệnh tim mạch, mang thai và tiểu đường là phổ biến nhất chiếm tỷ lệ lần lượt là 34.5%, 27.6 % và 19%. Trước khi làm ECMO, điểm Murray và SOFA trung bình ECMO lần lượt là 3.5 và 6 điểm; thời gian thở máy trung bình là 6.3 ngày. 100% BN được thực hiện VV-ECMO, thời gian thực hiện ECMO, thời gian nằm khoa hồi sức và nằm viện trung bình của bệnh nhân rất dài lần lượt là 27.4, 44.2 và 47.7 ngày. Giảm tiểu cầu, chảy máu nặng là những biến chứng thường gặp nhất với tỷ lệ lần lượt là 58.6%, 34.5%. Kết quả điều trị, 28 bệnh nhân (48.3%) ổn định ra viện. Kết luận: Đây là báo cáo duy nhất tại Việt Nam cho đến nay về kết quả điều trị bệnh nhân COVID19 đư...

Khảo Sát Tình Hình Sử Dụng Thuốc Trên Người Bệnh Hội Chứng Vành Cấp Tại Bệnh Viện Thống Nhất

Tạp chí Y học Việt Nam

Mở đầu: Hội chứng vành cấp là nguyên nhân gây ra khoảng 40% ca tử vong vì bệnh tim mạch mỗi năm. Hiện có nhiều khuyến cáo chuyên môn trong chẩn đoán và điều trị hội chứng vành cấp. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm sử dụng thuốc ức chế men chuyển/ thuốc ức chế thụ thể angiotensin II, thuốc chẹn bêta và statin điều trị trong 24 giờ đầu nhập viện và sau xuất viện ở người bệnh hội chứng vành cấp tại Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên người bệnh được chẩn đoán xuất viện nhồi máu cơ tim cấp không có ST chênh lên, nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên hoặc đau thắt ngực không ổn định tại Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 04/2020 đến tháng 08/2020. Nội dung khảo sát bao gồm: đặc điểm người bệnh hội chứng vành cấp, đặc điểm dùng thuốc ức chế men chuyển/ thuốc ức chế thụ thể angiotensin II, thuốc chẹn bêta, statin và tính hợp lý đối với chỉ định thuốc trong 24 giờ đầu nhập viện và trong đơn thuốc xuất viện. Kết quả: Tuổi trung vị của 174 người b...

Hiệu Quả Lâm Sàng Của Bioceramic Trong Trám Bít Hệ Thống Ống Tủy: Tổng Quan Luận Điểm

Tạp chí Y học Việt Nam

Mục tiêu: Tổng hợp bằng chứng y văn về hiệu quả lâm sàng của Bioceramic trong trám bít hệ thống ống tủy dựa trên nghiên cứu trong và ngoài nước.Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tổng quan luận điểm trên đối tượng là các bài báo khoa học bằng tiếng Anh và tiếng Việt được công bố trên cơ sở dữ liệu y học có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu được thực hiện theo chuẩn PRISMA _ScR. Kết quả: tìm kếm 885 bài báo tìm được trên các cơ sở dữ liệu, lọc ra 22 bài được chọn phù hợp với tiêu chuẩn của nghiên cứu. tổng số 1629 răng trên các bẹnh nhân 18 -65. tuổi.Kết quả từ các nghiên cứu bao gồm cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa Bioceramic với các chất dán truyền thống( AH plus, chất dán dựa trên eugenol kẽm oxit) về mức độ đau, tần xuất đau sau khi trám bít 24 giờ, 48 giờ,72 giờ . Hơn nữa, không có sự khác biệt đáng kể giữa các loại chất dán trong nghiên cứu do nguy cơ khởi phát hoặc cường độ đau sau hàn, nhu cầu dùng thuốc giảm đau và quá chóp của chất dán. Hiệu quả lành...

Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị Viêm Ống Tai Ngoài Do Nấm

Tạp chí Y Dược học Cần Thơ

Đặt vấn đề: Viêm ống tai ngoài là tình trạng viêm của ống tai ngoài, có hoặc không có nhiễm trùng và có thể gặp ở tất cả mọi lứa tuổi, trong đó viêm ống tai ngoài do nấm là một bệnh tương đối phổ biến, đặc biệt là nước có khí hậu nóng ẩm như nước ta. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm ống tai ngoài do nấm và đánh giá kiết quả điều trị viêm ống tai ngoài do nấm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: quan sát, mô tả, theo dõi dọc có can thiệp lâm sàng. Địa điểm nghiên cứu: Khoa Tai mũi họng Bệnh viện C Đà Nẵng. Bệnh nhân: 42 bệnh nhân mắc bệnh viêm ống tai ngoài do nấm từ 9/2017 đến 9/2019. Kết quả: Bệnh gặp nhiều ở lứa tuổi trên 60 tuổi với tỷ lệ 61,9%, không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh ở hai giới. 2 triệu chứng chính của bệnh là ngứa tai và ù tai. Từ kết quả soi tươi bệnh phẩm ống tai, chiếm tỷ lệ cao nhất là nấm sợi với 73%. Từ kết quả nuôi cấy nấm, gặp nhiều nhất là nấm Aspergillus chiếm 88,2%. Chỉ 15 trường hợp (29,5%) nuôi cấy mọc vi khuẩn,...

Kết Quả Sinh Thiết U Sau Phúc Mạc Dưới Hướng Dẫn Cắt Lớp VI Tính Tại Bệnh Viện Việt Đức

Tạp chí Y học Việt Nam

Mục tiêu: Xác định hiệu quả và giá trị của sinh thiết dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính trong chẩn đoán bản chất các khối u sau phúc mạc. Đối tượng và Phương pháp: 31 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán có khối u sau phúc mạc dựa vào lâm sàng, siêu âm và cắt lớp vi tính, được tiến hành sinh thiết dưới cắt lớp vi tính bằng kim cắt lõi bán tự động, kích thước từ 16 hoặc 18G, tất cả các bệnh nhân đều có kết quả giải phẫu mô bệnh học thời gian từ 3/2021 đến 7/2022 tại khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Việt Đức. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu. Kết quả: 100% các BN đều lấy được bệnh phẩm để chẩn đoán mô bênh học, trong đó 24 BN có kết quả giải phẫu bệnh là u ác tính và 7 trường hợp u lành tính. 3 trường hợp xảy ra biến chứng nhẹ là tụ ít máu quanh u sau sinh thiết, 1 trường hợp biến chứng đau phải dùng giảm đau, không có trường hợp nào xảy ra biến chứng nặng cần truyền máu hay can thiệp nội mạch cầm m...

Khảo Sát Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Sử Dụng Thuốc Trên Bệnh Nhân Hen Phế Quản Điều Trị Ngoại Trú

Tạp chí Y học Việt Nam

Hen phế quản là bệnh lý thường gặp, đặc trưng bởi viêm đường hô hấp mạn tính. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên bệnh nhân hen phế quản điều trị ngoại trú nhằm mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và sử dụng thuốc. Trong 34 bệnh nhân nghiên cứu, độ tuổi trung bình là 52,79±14,58 tuổi; nữ giới chiếm 67,6%; BMI trung bình là 52,13±9,83 kg; tỷ lệ hen nặng là 70,5%; 87,48% mới phát hiện mắc hen (dưới 2 năm). 88,2% có khó thở; 91,2% có ho; 100% có đờm và 82,4% có tức ngực; 14,7% tăng số lượng bạch cầu; 50% có FEV1/FVC < 75%; 55,9% có PEF <60%; 32,4% có FEV1< 60%. 100% sử dụng ICS+LABA; 2,9% dùng corticoid đường uống; 16,7% dùng thuốc kích thích beta 2 tác dụng kéo dài; 32,35% sử dụng kháng sinh; 20,6% được kê kháng histamin H2 và montelukast. Nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong điều trị và kiểm soát hen phế quản.

Chất Lượng Giấc Ngủ Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Của Điều Dưỡng Tại Hệ Thống y Tế Vinmec

Tạp chí Y học Việt Nam

Nghiên cứu mô tả cắt ngang từ tháng 01/2022 – tháng 10 năm 2022 trên 319 điều dưỡng làm việc trực tiếp tại các khoa lâm sàng tại chuỗi bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec với mục tiêu mô tả thực trạng và stress, chất lượng giấc ngủ và tìm hiểu các yếu tố liên quan. Nghiên cứu sử dụng 3 bộ câu hỏi tự điền PSQI xác định tình trạng chất lượng giấc ngủ, Subscale Stress DASS 21 nhằm xác định tỷ lệ Stress và ENSS xác định các yếu tố liên quan đến Stress nghề nghiệp ở điều đưỡng tại hệ thống y tế Vinmec. Kết quả của nghiên cứu cho thấy 197 điều dưỡng (62%) có chất lượng giấc ngủ kém, nhóm có chất lượng giấc ngủ kém PSQI > 5 có nguy cơ căng thẳng liên quan đến nghề nghiệp cao hơn nhóm có chất lượng giấc ngủ bình thường PSQI < 5 với điểm ENSS trung bình (độ lệch chuẩn) lần lượt là: 1,7 (0,46) và 1,5 (0,47). Mô hình hồi quy Logistic chất lượng giấc ngủ kém của điều dưỡng kết quả cho thấy điều dưỡng có tăng 1 điểm nguy cơ stress liên quan đến nghề nghiệp sẽ tăng nguy cơ có chất lượng giấc n...

Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Rò Động Tĩnh Mạch Màng Cứng Nội Sọ Ngoài Vùng Xoang Hang Bằng Can Thiệp Nội Mạch Có Sử Dụng Bóng Chẹn Bảo Vệ

Vietnamese Journal of Radiology and Nuclear Medicine

Mục đích: đánh giá ứng dụng của kĩ thuật sử dụng bóng chẹn bảo vệ xoang tĩnh mạch trong can thiệp nội mạch điều trịrò động tĩnh mạch màng cứng ngoài vùng xoang hang.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ tháng 1/2017 đến tháng 8/2020,tại Trung tâm Điện quang, Bệnh viện Bạch Mai, trên 15 bệnh nhân có RĐTMMC ngoài vùng xoang hang, được điều trị bằngphương pháp can thiệp nội mạch có sử dụng bóng chẹn bảo vệ. Nghiên cứu can thiệp không đối chứng tiến cứu.Kết quả: Trong 15 bệnh nhân, với 18 lần can thiệp, có 7 bệnh nhân nam, 8 bệnh nhân nữ, độ tuổi trung bình 48.2 ± 14.82.Dị dạng ngoài xoang hang hay gặp nhất ở xoang ngang – sigma (76,5%), phân loại dị dạng theo Cognard gồm có 47% (8/17)thuộc loại II a theo Cognard, 17,6% (3/17) thuộc loại II b, 29,4% (5/17) thuộc loại II a+b, và 5,9% (1/17) bệnh nhân thuộc loạithuộc loại IV. Đa số dị dạng có nhiều cuống nuôi, tỷ lệ trung bình 3.42 ± 1.35 cuống/ dị dạng, nhánh hay gặp nhất là ĐM màngnão giữa. Vớ...

Đánh Giá Hiệu Quả Giảm Đau Bằng Tiêm Cồn Tuyệt Đối Diệt Hạch Đám Rối Thân Tạng Dưới Hướng Dẫn Của Cắt Lớp VI Tính Và Robot Maxio

Vietnamese Journal of Radiology and Nuclear Medicine

Mục tiêu: Nghiên cứu phong tỏa đường dẫn truyền hướng tâm cảm giác đau về trung ương thần kinh, giúp giảm đau ungthư các tạng tầng trên mạc treo đại tràng ngangĐối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu, hồi cứu 30 bệnh nhân diệt đám rối thân tạng từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 12 năm 2020 tại Trung tâm chẩn đoán hình ảnh, bệnh viện TƯQĐ108Kết quả: Các bệnh nhân trước can thiệp là những trường hợp đau nhiều hoặc đau dữ dội có điểm VAS ≥ 6, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Sau diệt hạch thân tạng có 22/30 bệnh nhân đạt được giảm đau như kỳ vọng. Tác dụng phụ hay gặp nhất là tiêu chảy. Không gặp biến chứng nghiêm trọngKết luận: Kỹ thuật tiêm cồn tuyệt đối diệt đám rối thân tạng dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính và robot Maxio có độ chính xác cao, hiệu quả điều trị bước đầu tốt, tỷ lệ biến chứng thấp.

Khảo Sát Thực Trạng Sử Dụng Colistin Tại Bệnh Viện e

Tạp chí Y học Việt Nam, 2023

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm sử dụng colistin (về chỉ định, đường dùng, chế độ liều, phối hợp kháng sinh) trên lâm sàng tại bệnh viện E. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 61 hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân sử dụng colistin từ tháng 01/2021 đến tháng 12/2021 tại Bệnh Viện E. Kết quả: Khoa HSTC là nơi bệnh nhân được chỉ định colistin nhiều nhất với 83,6% và viêm phổi là chỉ định nhiều nhất của colistin trong nghiên cứu, chiếm tỷ lệ 78,7%. Các bệnh nhân được chỉ định colistin chủ yếu theo đích vi khuẩn chiếm 88,5% và 11,5% số bệnh nhân được chỉ định theo kinh nghiệm. Colistin chủ yếu được sử dụng phối hợp với các kháng sinh khác (96,8%), đặc biệt là với các kháng sinh nhóm carbapenem. Hầu hết các bệnh nhân đều được sử dụng liều nạp, trong đó 13,1% (8/41) bệnh nhân không được dùng liều nạp theo các hướng dẫn. Liều colistin trung bình hàng ngày là 4,85 ± 2,16 MIU/ngày, liều colistin tích luỹ là 72,57 ± 58,98 MIU. Kết luận: Liều nạp chưa được sử dụng ở tất cả các khoa. Chế độ liều cần được tối ưu dựa vào đích Css, và cần có hướng dẫn cụ thể hơn cách xác định Css tại bệnh viện E.