Tôi Nói Với Tôi. Bài Hai. Của Shad Helmstetter Ph.D. Ngu Yên Tâm Lý. None Fiction. (original) (raw)

Nghiên Cứu Đối Chiếu Thành Ngữ So Sánh Trong Một Số Truyện Ngắn Và Tiểu Thuyết Tiếng Việt Và Tiếng Anh

Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ

Trong ngôn ngữ của một quốc gia, thành ngữ được quen dùng trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong văn học và là một di sản quý báu. Do đó, thành ngữ cần được nghiên cứu từ nhiều góc độ. Để hiểu và sử dụng đúng các thành ngữ, chúng ta cần có hiểu biết về thành ngữ ở các bình diện cấu trúc ngữ pháp, các yếu tố tâm lý, tôn giáo, văn hóa và ngữ cảnh sử dụng. Bài viết này tìm hiểu thành ngữ so sánh trên hai mặt đặc trưng ngôn ngữ và đặc trưng văn hóa tiếng Anh và tiếng Việt. Đặc biệt là các tác giả đã cố gắng xác định những tương đồng và khác biệt ở bình diện sử dụng đối với các thành ngữ so sánh trong mười bốn truyện ngắn và tiểu thuyết tiếng Anh và tiếng Việt. Với những phát hiện trong nghiên cứu này, các tác giả mong muốn, ở mức độ có thể, giúp độc giả sử dụng đúng các thành ngữ trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.Idioms, as a part of a language, are commonly used in not only daily communication but also literature and considered a valuable heritage. Therefore, idioms should be st...

Tìm Hiểu Về Phương Pháp Dịch Uyển Ngữ Chỉ Cái Chết Trong Các Bài Diễn Văn Tiếng Anh Sang Tiếng Việt

VNU Journal of Foreign Studies

Uyển ngữ chỉ cái chết trong các ngôn ngữ khác nhau là đề tài thú vị cho nhiều nghiên cứu. Uyển ngữ chỉ cái chết trong tiếng Anh và tiếng Việt được một số nghiên cứu chỉ ra, tuy nhiên chưa có nhiều công bố về phương pháp dịch uyển ngữ chỉ cái chết từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Nghiên cứu này, với dữ liệu trích xuất từ 63 bài diễn văn tiếng Anh, đã so sánh và phân tích các uyển ngữ chỉ cái chết trong tiếng Anh và các phương án dịch sang tiếng Việt, theo khung lý thuyết dựa trên các phương pháp dịch uyển ngữ do Barnwell (1980), Duff (1989), và Larson (1998) đề xuất. Kết quả cho thấy phương pháp dịch uyển ngữ chỉ cái chết tiếng Anh thành uyển ngữ tương đương trong tiếng Việt là phổ biến nhất (chiếm 67,56% dữ liệu), phương pháp dịch thành uyển ngữ không tương đương ít phổ biến hơn (chiếm 21,62%), và phương pháp dịch trực tiếp uyển ngữ chỉ cái chết ít phổ biến nhất (chiếm 10,81%). Các uyển ngữ chỉ cái chết được dịch thành uyển ngữ không tương đương thường mang sắc thái trang trọng và phù ...

NGHIÊN CỨU BẢN CHẤT LIÊN KẾT HÓA HỌC CỦA CLUSTER Si2M VỚI M LÀ MỘT SỐ KIM LOẠI HÓA TRỊ I

Hue University Journal of Science: Natural Science

Công trình này công bố kết quả nghiên cứu cấu trúc, độ bền và bản chất liên kết hóa học của các cluster silic pha tạp Si2M với M là một số kim loại hóa trị I bằng phương pháp phiếm hàm mật độ tại mức lý thuyết B3P86/6-311+G(d). Theo kết quả thu được, đồng phân bền của các cluster pha tạp Si2M có cấu trúc tam giác cân, đối xứng C2v và tồn tại hai trạng thái giả suy biến có cùng độ bội spin (A1 và B1). Kết quả thu được cho thấy liên kết Si-M được hình thành chủ yếu từ sự chuyển electron từ AO-s của các nguyên tử Li, Na, K, Cu, Cr sang khung Si2 và sự xen phủ của các AO-d của nguyên tử Cu, Cr với AO của khung Si2. Kết quả nghiên cứu các cluster Si2M (M là Li, Na, K, Cu, Cr) cho ra kết luận rằng cluster Si2Cr là bền nhất.

Phát triển kĩ năng nghe, nói cho học sinh lớp 2 qua phân môn Tập làm văn theo quan điểm giao tiếp

Dong Thap University Journal of Science

Kĩ năng nghe - nói là hai trong bốn kĩ năng cơ bản (nghe, nói đọc, viết) mà chương trình dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển theo quan điểm dạy học tiếng Việt thông qua giao tiếp và để giao tiếp. Bài báo của chúng tôi trình bày thực trạng kĩ năng nghe - nói và một số biện pháp phát triển các kĩ năng này cho học sinh lớp 2 qua phân môn Tập làm văn theo quan điểm giao tiếp.

Một Vài Đặc Điểm Về Ngôn Ngữ Trong Nôm Đường Luật Phan Bội Châu Thời Kỳ Ở Huế

SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY

Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX được xem là giai đoạn “giao thời”, với sự đấu tranh giữa thơ Cũ và thơ Mới, giữa truyền thống và cách tân, tồn tại nhiều khuynh hướng, dòng phái khác nhau. Từ góc độ thể loại, không ít người cho đây là thời điểm thơ tự do thắng thế, thơ Đường luật nói chung bị xem là hết mùa, lỗi thời. Song vẫn còn đó một minh chứng hùng hồn cho sự hiện diện của thơ Nôm Đường luật Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XX, đó là Nôm Đường luật Phan Bội Châu. Bài viết trên cơ sở chỉ ra một vài đặc điểm về ngôn ngữ trong thơ Nôm Đường luật Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế, từ đó cho thấy những đổi mới, cách tân của Phan Sào Nam trong việc sử dụng thể thơ truyền thống của dân tộc.

Cái hay của tiếng Việt qua ngôn từ nghệ thuật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

SCIENTIFIC JOURNAL OF TAN TRAO UNIVERSITY, 2020

Cho đến nay, có thể nói các nhà nghiên cứu đã tiếp cận Truyện Kiều của Nguyễn Du ở hầu hết mọi góc độ, khía cạnh, trong đó có khía cạnh ngôn từ với các phương diện như: ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa, và cú pháp. Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi không nhằm vẽ lại cấu trúc ngôn từ nghệ thuật của Truyện Kiều mà chỉ tập trung làm rõ cái hay của tiếng Việt mà cấu trúc ngôn từ nghệ thuật của Truyện Kiều đem lại từ hai khía cạnh: ngữ âm – nhạc điệu, và từ vựng – tính đa nghĩa.